Cách xử trí với các nỗi buồn phiền, theo thánh Tôma Aquinô

0
Các cảm xúc có thể khiến chúng ta ngã gục. Nhưng các vị thánh cho chúng ta thấy rằng, các cảm xúc cũng có thể giúp chúng ta trưởng thành hơn, thăng tiến hơn và có những quyết định đúng đắn. Các vị thánh chỉ cho chúng ta cách xử trí với những cảm xúc tiêu cực, và hướng lòng lên cùng Chúa trong những thời khắc khổ đau. "Tôi nhận ra rằng, chúng ta không thể tham dự Thánh Lễ mà bỏ lại sự sân si và những phiền muộn của mình ở trước cửa nhà thờ được. Chúa muốn chúng ta đến cùng Người với trọn vẹn con người của chúng ta." Source:

Các vị thánh chỉ cho chúng ta cách xử trí với những cảm xúc tiêu cực, và hướng lòng lên cùng Chúa trong những thời khắc khổ đau.

Bà Edwige Billot, người mẹ của ba đứa con, nói: "Tôi nhận ra rằng, chúng ta không thể tham dự Thánh Lễ mà bỏ lại sự sân si và những phiền muộn của mình ở trước cửa nhà thờ được. Chúa muốn chúng ta đến cùng Người với trọn vẹn con người của chúng ta."

Bà Billot đã làm việc 10 năm về mảng nhân sự, hồi đầu năm bà đã xuất bản một đầu sách tiếng Pháp bàn về hướng dẫn từ các vị thánh về việc xử trí cảm xúc của chúng ta ("Et si les saints nous coachaient sur nos émotions?").

Bà Billot say mê cả môn tâm lý con người, cả các chứng từ của các vị thánh. Bà tin rằng, các vị thánh là những người hiểu ra được Thiên Chúa muốn ôm ấp, chạm tới những xúc cảm thâm sâu nhất của chúng ta đến mức độ ra sao.

Bà nói, những cảm xúc và mối liên hệ của chúng ta với Chúa, là hai mặt của sinh mệnh, và chúng có thể được hợp thành nhất thể. Chúng ta không nên lờ đi những cảm xúc của mình (phản ứng sinh lý của cơ thể chúng ta trước một sự việc). Chúng ta nên đón nhận, nắm hiểu và uốn nắn chúng đi đúng hướng.

Các cảm xúc có thể khiến chúng ta ngã gục. Nhưng các vị thánh cho chúng ta thấy rằng, các cảm xúc cũng có thể giúp chúng ta trưởng thành hơn, thăng tiến hơn và có những quyết định đúng đắn.

Nỗi ưu phiền và mối nguy tuyệt vọng

Thánh Tôma Aquinô định nghĩa nỗi ưu phiền như là "cơn đau của linh hồn". Mối nguy từ sự ưu phiền là chúng ta có thể hoài chìm đắm trong đó, và rồi ngã lòng tuyệt vọng. Đó là "nỗi ưu phiền quá mức" như thánh Phaolô đã cảnh báo (2 Cr 2,7). Tình trạng này rốt cuộc sẽ đẩy chúng ta xa khỏi Thiên Chúa, Đấng là nguồn cội cậy trông.

Thánh Tôma cho chúng ta thấy tác dụng việc nỗi buồn được thổ lộ ra bên ngoài — "những giọt nước mắt và những lời thở than" — như những cách thức để xoa dịu nó. Quả thật, theo tác giả của bộ Tổng Luận Thần Học (Summa Theologica), một nhà tâm lý đi trước thời đại,
"một chuyện buồn sẽ khiến làm đau hơn nếu chúng ta cứ khư khư ôm lấy nó, vì linh hồn sẽ bị càng bị nó chi phối hơn: trái lại, nếu để nó được giải toả, sự tập trung của linh hồn bị phân tán, hướng đến các đối tượng bên ngoài, bởi vậy mà nỗi u sầu bên trong sẽ giảm đi."

(I-II q.38 a.2)


Sự ưu phiền càng mạnh nếu chúng ta không chấp nhận nó. Hãy cho phép mình khóc, được thổ lộ ra nỗi buồn của mình. Như thế sẽ giúp chúng ta không rơi vào cạm bẫy của sự tuyệt vọng.

ĐTC Phanxicô đặc biệt khích lệ điều này, ngài nói, "Có những chuyện trong cuộc sống chỉ trở nên sáng tỏ khi đôi mắt chúng ta được tẩy sạch bằng nước mắt. Tôi lệnh cho anh chị em hết thảy, hãy tự hỏi bản thân: Tôi đã học khóc chưa?"

"Thế giới chúng ta hôm nay cần biết khóc!" ngài đã khẳng định như thế trong cuộc hội ngộ với các bạn trẻ tại Philippines ngày 18 Tháng Giêng, 2015, khi ngài gặp một phụ nữ trẻ đang ngấn lệ.

Khóc than còn là cách để chúng ta trao về cho Thiên Chúa những muộn phiền của chúng ta. Và như thế, chúng ta để cho Đấng là nguồn cội của mọi sự an ủi, ủi an chúng ta:
Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách.

(2 Cr 1,3-4a)


Mathilde De Robien
Chuyển ngữ: Nhóm Phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org

Bài từ Nhóm Phiên dịch Mai Khôi:

Đăng nhận xét

0Nhận xét
* Xin đừng spam, cám ơn bạn nhiều. Các quản trị viên sẽ kiểm duyệt các bình luận...
Đăng nhận xét (0)
Về đầu trang