Trong tất cả các cuộc thảo luận về nguồn gốc của đại dịch COVID-19, giới khoa học rất chú ý đến đặc tính phân tử của virus SARS-CoV-2, bao gồm trình tự bộ gene mới của nó so với các họ hàng gần của nó. Hoàn toàn ngược lại, hầu như không có sự chú ý nào dành cho nguồn gốc vật lý của những họ hàng di truyền gần nhất, tổ tiên giả định của nó, đó là hai chuỗi virus có tên BtCoV/4991 và RaTG13.
Sự lãng quên này là đáng ngạc nhiên vì nguồn gốc của chúng rất thú vị. BtCoV/4991 và RaTG13 được thu thập từ một khu mỏ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, vào năm 2012/2013 bởi các nhà nghiên cứu từ phòng thí nghiệm của Thạch Chính Lệ tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV). Ngay trước đó, vào mùa Xuân năm 2012, sáu thợ mỏ làm việc trong khu mỏ đã mắc một căn bệnh bí ẩn và ba người trong số họ đã tử vong. Các chi tiết cụ thể của căn bệnh bí ẩn này hầu như đã bị lãng quên; tuy nhiên, chúng được mô tả trong một luận văn Thạc sĩ bằng tiếng Trung được viết vào năm 2013 bởi một bác sĩ đã giám sát quá trình điều trị của họ.
Source: https://fb.com/groups/congdongomega/permalink/1636254683245563
Nguồn gốc giả định của SARS-COV-2 và đại dịch COVID-19
31.05.2021
0
Trong tất cả các cuộc thảo luận về nguồn gốc của đại dịch COVID-19, giới khoa học rất chú ý đến đặc tính phân tử của virus SARS-CoV-2, bao gồm trình tự bộ gene mới của nó so với các họ hàng gần của nó. Hoàn toàn ngược lại, hầu như không có sự chú ý nào dành cho nguồn gốc vật lý của những họ hàng di truyền gần nhất, tổ tiên giả định của nó, đó là hai chuỗi virus có tên BtCoV/4991 và RaTG13.
Sự lãng quên này là đáng ngạc nhiên vì nguồn gốc của chúng rất thú vị. BtCoV/4991 và RaTG13 được thu thập từ một khu mỏ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, vào năm 2012/2013 bởi các nhà nghiên cứu từ phòng thí nghiệm của Thạch Chính Lệ tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV). Ngay trước đó, vào mùa Xuân năm 2012, sáu thợ mỏ làm việc trong khu mỏ đã mắc một căn bệnh bí ẩn và ba người trong số họ đã tử vong. Các chi tiết cụ thể của căn bệnh bí ẩn này hầu như đã bị lãng quên; tuy nhiên, chúng được mô tả trong một luận văn Thạc sĩ bằng tiếng Trung được viết vào năm 2013 bởi một bác sĩ đã giám sát quá trình điều trị của họ.
Chúng tôi đã sắp xếp để dịch bản luận văn thạc sĩ này sang tiếng Anh. Bằng chứng mà nó chứa đựng đã khiến chúng tôi phải xem xét lại mọi thứ khiến chúng tôi nghĩ rằng mình đã biết về nguồn gốc của đại dịch COVID-19. Nó cũng khiến chúng tôi đưa ra lý thuyết về một lộ trình hợp lý mà theo đó, một đợt bùng phát dịch bệnh dường như bị cô lập tại một khu mỏ vào năm 2012 đã dẫn đến một đại dịch toàn cầu vào năm 2019.
Nguồn gốc của SARS-CoV-2 mà chúng tôi đề xuất dưới đây dựa trên các lịch sử ca bệnh của những thợ mỏ này và quá trình điều trị tại bệnh viện của họ. Lý thuyết đơn giản này giải thích tất cả các đặc điểm chính của virus SARS-CoV-2 chủng mới, bao gồm cả những đặc điểm đã khiến các nhà virus học bối rối kể từ khi đợt bùng phát bắt đầu.
Lý thuyết này có thể giải thích nguồn gốc của vị trí phân ly enzym đa kiềm, là một vùng của protein bề mặt của virus khiến nó dễ bị phân ly bởi enzyme furin của vật chủ và điều này làm tăng đáng kể sự lây lan của virus trong cơ thể. Vị trí furin này là mới lạ đối với SARS-CoV-2 so với các họ hàng gần của nó. Lý thuyết này cũng giải thích khả năng bám vào cao đặc biệt của protein bề mặt của virus lên người, điều này cũng khiến các nhà virus học ngạc nhiên. Lý thuyết này giải thích thêm tại sao virus hầu như không phát triển kể từ khi đại dịch bắt đầu, đây cũng là một khía cạnh khó hiểu sâu sắc của một loại virus được cho là mới đối với con người. Cuối cùng, lý thuyết này giải thích một cách ngắn gọn lý do tại sao SARS-CoV-2 lại nhắm vào phổi, một điều bất thường đối với một con virus corona.
Chúng tôi không đề xuất nguồn gốc biến đổi gene cụ thể hoặc nguồn gốc về chiến tranh sinh học của virus, nhưng lý thuyết này đề xuất vai trò gây bệnh thiết yếu trong đại dịch đối với nghiên cứu khoa học do phòng thí nghiệm của Thạch Chính Lệ tại Viện Virus học Vũ Hán thực hiện; do đó cũng giải thích vì sao Vũ Hán cũng là tâm của đại dịch.
⬤ TẠI SAO NGUỒN GỐC CỦA RaTG13 và BtCoV/4991 BỊ BỎ QUA
Nguồn gốc rõ ràng của đại dịch COVID-19 là thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Vũ Hán cũng là nơi có trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới về virus corona trên dơi. Có hai phòng thí nghiệm virus học trong thành phố, cả hai đều đã thu thập virus corona trên dơi hoặc nghiên cứu chúng gần đây. Phòng thí nghiệm của Thạch, nơi thu thập BtCoV/4991 và RaTG13, gần đây đã nhận được tài trợ để đánh giá bằng thực nghiệm về khả năng gây tử vong trong đại dịch từ mầm bệnh của các virus corona trên dơi mới mà họ thu thập được từ tự nhiên.
Để thêm vào các điểm dữ liệu gợi ý này, cần lưu ý rằng đã có một lịch sử phong phú về các vụ tai nạn, bùng phát dịch bệnh và thậm chí là đại dịch do rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm. Vì những lý do này và cả những lý do khác, được tóm tắt trong bài báo của chúng tôi ‘Khả năng đang được chứng minh về việc COVID-19 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm’, chúng tôi (một nhà virus học và một nhà di truyền học) và những người khác đã kết luận rằng một vụ bùng phát từ phòng thí nghiệm là một luận điểm đáng tin cậy. Chắc chắn, nguồn gốc từ phòng thí nghiệm có nhiều bằng chứng tình huống nhất để củng cố nó như bất kỳ lý thuyết về nguồn gốc virus từ động vật hoang dã nào.
Các phương tiện truyền thông, thường say mê tranh cãi, phần lớn đã từ chối tranh luận về khả năng có một vụ rò rỉ virus khỏi phòng thí nghiệm. Nhiều trang tin tức đã đơn giản chỉ rằng đó là một thuyết âm mưu.
Lý do chính để giới truyền thông bác bỏ khả năng nguồn gốc của virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là một bài báo trên tạp chí 'Nature Medicine'. Mặc dù vào ngày 29 tháng 6 năm 2020, bài báo này đã có gần 700 trích dẫn, nhưng nó cũng có những sai sót lớn về mặt khoa học. Những sai sót này đáng được hiểu theo đúng nghĩa của chúng, nhưng chúng cũng là nền tảng hữu ích để hiểu được hàm ý của luận văn Thạc sĩ.
⬤ MỘT PHÊ PHÁN DÀNH CHO ANDERSEN VÀ CỘNG SỰ
Câu hỏi về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 nói chung là đơn giản. Có hai sự thật không thể chối cãi. Thứ nhất, căn bệnh này phát tác do mầm bệnh virus ở người, SARS-CoV-2, được xác định lần đầu tiên ở Vũ Hán vào tháng 12 năm 2019 và trình tự bộ gene RNA của nó đã được biết đến. Thứ hai, tất cả các họ hàng gần nhất được biết đến của nó đều đến từ loài dơi. Vượt lên bất kỳ nghi ngờ hợp lý nào, SARS-CoV-2 phát triển từ một loại virus tổ tiên trên dơi. Nhiệm vụ mà các tác giả của bài báo trên ‘Nature Medicine’ đặt ra cho họ là thiết lập giá trị tương đối của từng con đường có thể có khác nhau (phòng thí nghiệm và tự nhiên) mà theo đó, virus corona trên dơi có thể đã lây sang người và cũng trong quá trình đó đã có được một vị trí furin bất thường và protein bề mặt có khả năng bám rất cao vào thụ thể ACE2 ở người.
Khi Andersen và cộng sự phác thảo một con đường lây truyền từ động vật hoang dã, họ suy đoán rộng rãi về cách mà bước nhảy vọt có thể xảy ra như thế nào. Đặc biệt, họ nghiên cứu kỹ lưỡng về một nơi cư trú được đề xuất ở các loài động vật trung gian, có thể là tê tê. Ví dụ, sự hiện diện của một RBD [Vùng liên kết thụ thể] rất giống với SARS-CoV-2 trong các con tê tê có nghĩa là chúng ta có thể suy luận rằng đây có thể là một RBD trong virus đã truyền sang người. Điều này khiến cho việc chèn [một] vị trí phân ly đa kiềm sẽ xảy ra trong quá trình lây truyền từ người sang người". Sự tiến hóa của virus này xảy ra ở "các con tê tê Mã Lai được nhập khẩu bất hợp pháp vào tỉnh Quảng Đông". Ngay cả với những suy đoán này vẫn có những lỗ hổng lớn trong lý thuyết này. Ví dụ, tại sao virus lại thích nghi tốt với con người Tại sao lại là Vũ Hán, vốn cách Quảng Đông tới 1.000 km (Xem bản đồ).
Các tác giả không đưa ra những suy đoán như vậy để ủng hộ giả thuyến về hậu họa từ phòng thí nghiệm, chỉ suy đoán chống lại nó:
"Cuối cùng, việc tạo ra các glycan liên-kết-O ‘được dự đoán’ cũng không chắc đã xảy ra do quá trình cấy chuyển tế bào, vì những đặc điểm như vậy cho thấy có sự tham gia của hệ thống miễn dịch".
[Truyền nhiễm là việc cố ý đưa virus sống vào các tế bào hoặc sinh vật mà chúng KHÔNG thích nghi được, với mục đích làm cho chúng thích nghi, tức là gia tăng tốc độ tiến hóa của chúng.]
Cũng cần lưu ý rằng các tác giả trong nhóm của Andersen đặt ra rào cản lớn hơn cho giả thuyết lây truyền từ phòng thí nghiệm so với giả thuyết lây truyền từ động vật. Theo tài liệu của họ, giả thuyết lây truyền từ phòng thí nghiệm được yêu cầu giải thích tất cả sự tiến hóa của SARS-CoV-2 từ tổ tiên virus dơi được cho là của nó, trong khi theo lời mô tả của họ về giả thiết lây truyền từ động vật, bước quan trọng của việc bổ sung vị trí furin được phép xảy ra ở người và do đó không giải thích được một cách hiệu quả.
Một sự mất cân bằng nữa là thông tin quan trọng cần thiết để đánh giá các giá trị của giả thuyết về nguồn gốc virus trong phòng thí nghiệm lại bị thiếu trong tài liệu của họ. Như chúng tôi đã trình bày chi tiết trong bài viết trước của mình, trong quá trình tìm kiếm các virus giống SARS có khả năng lây lan từ động vật sang người, các nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán đã truyền virus đang còn sống trên dơi vào tế bào của khỉ và người. Họ cũng đã thực hiện nhiều thí nghiệm tái tổ hợp với các virus corona trên nhiều loài dơi. Những thí nghiệm như vậy đã tạo ra mối quan tâm quốc tế về việc có thể tạo ra các virus tiềm tàng gây ra đại dịch. Như chúng tôi đã trình bày, phòng thí nghiệm của Thạch cũng đã giành được tài trợ để mở rộng công việc đó cho toàn bộ động vật sống. Họ đã lên kế hoạch cho "các thí nghiệm lây nhiễm virus trên một loạt các mẫu nuôi cấy tế bào từ các loài khác nhau và từ chuột được sống gần với người" với các virus corona tái tổ hợp trên dơi. Tuy nhiên, Andersen và cộng sự không thảo luận gì về nghiên cứu này, ngoại trừ nói rằng:
"Nghiên cứu cơ bản liên quan đến việc truyền các virus corona giống SARS-CoV trên dơi trong các mô hình nuôi cấy tế bào và/hoặc động vật đã được tiến hành trong nhiều năm tại các phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 2 trên toàn thế giới"
Tuyên bố này về cơ bản gây hiểu lầm về loại hình nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Thạch.
Một sự bỏ sót quan trọng hơn nữa của các tác giả trong nhóm của Andersen liên quan đến lịch sử bùng phát các mầm bệnh virus trong phòng thí nghiệm. Họ viết: "có những trường hợp được ghi nhận về việc SARS-CoV thoát khỏi phòng thí nghiệm". Đây là một ám chỉ khá thực tế về thực tế là kể từ năm 2003, đã có sáu vụ bùng phát SARS được ghi nhận là bị rò rỉ từ các phòng thí nghiệm, không phải tất cả đều ở Trung Quốc, với một số dẫn trường hợp dẫn đến tử vong.
Andersen và cộng sự cũng có thể đã lưu ý rằng hai đại dịch lớn ở người được thừa nhận rộng rãi là do sự bùng phát mầm bệnh virus từ phòng thí nghiệm, H1N1 vào năm 1977 và bệnh Viêm não ngựa ở Venezuela. Andersen thậm chí có thể lưu ý rằng hàng trăm vụ tai nạn trong phòng thí nghiệm virus đã dẫn đến các vụ bùng phát mà gần như bị bỏ sót hoặc diễn ra trong phạm vi rất hẹp.
Cũng không được đề cập đến là các trường hợp bùng phát từ phòng thí nghiệm loại virus thử nghiệm hoặc được thiết kế vốn đã được đặt giả thuyết một cách chính xác nhưng vẫn không được điều tra. Ví dụ, lời giải thích mạch lạc nhất cho đại dịch cúm lợn biến thể H1N1 năm 2009-2010 dẫn đến số người tử vong ước tính lên tới 200.000 người, là do một loại vắc-xin đã bị vô hiệu hóa không đúng cách bởi nhà sản xuất ra loại vắc-xin này. Nếu vậy, H1N1 bùng phát từ phòng thí nghiệm không phải một lần mà là hai lần.
Do sự bùng phát virus ở người và gia súc thường xuyên xuất phát từ các phòng thí nghiệm và nhiều nhà khoa học đã cảnh báo về các vụ bùng phát từ phòng thí nghiệm có thể xảy ra, và bản thân Viện Virus học Vũ Hán cũng có hồ sơ an toàn sinh học đáng ngờ, bài báo của Andersen không phải là một tài liệu khách quan đề truy tìm các nguồn gốc có thể có của virus COVID-19.
Tuy nhiên, văn bản của nó thể hiện một số ý kiến mạnh mẽ: "Các phân tích của chúng tôi cho thấy rõ ràng rằng SARS-CoV-2 không phải là một thực thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc một loại virus bị thao túng có mục đích... Không thể nghi ngờ rằng SARS-CoV-2 xuất hiện thông qua thao tác phòng thí nghiệm đối với một SARS-CoV liên quan - như virus corona... dữ liệu di truyền cho thấy không thể chối cãi rằng SARS-CoV-2 không có nguồn gốc từ bất kỳ bộ khung nào đã được sử dụng trước đây... bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 không phải là một loại virus bị thao túng có chủ đích... chúng tôi không tin vào bất kỳ loại kịch bản dựa trên phòng thí nghiệm nào".
Thật khó để không kết luận rằng những gì bài báo của họ chủ yếu cho thấy rằng Tiến sĩ Andersen và cộng sự thích luận điểm lây nhiễm từ động vật hoang dã hơn. Sự biện luận của họ là thẳng thắn nhưng bằng chứng không ủng hộ sự tự tin đó.
Thật vậy, kể từ khi Andersen và cộng sự công bố nghiên cứu, những bằng chứng mới quan trọng đã xuất hiện làm suy yếu luận điểm lây nhiễm từ động vật hoang dã của họ. Vào ngày 26 tháng 5, CDC của Trung Quốc đã loại trừ thị trường "hải sản" Hồ Nam ở Vũ Hán như là nguồn gốc của sự bùng phát. Ngoài ra, nghiên cứu mới về tê tê, vật chủ trung gian là động vật có vú được ưa chuộng, cho thấy chúng không phải là nguồn gốc tự nhiên của virus corona. Hơn nữa, SARS-CoV-2 được phát hiện không tái tạo trong các tế bào thận hoặc phổi của dơi (Rhinolophus sinicus), ngụ ý rằng SARS-CoV-2 không phải mới chỉ được lan truyền trong thời gian gần đây.
⬤ MỎ MỘ GIANG VÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trong quá trình tìm kiếm của chúng tôi để trả lời câu hỏi về nguồn gốc COVID-19, chúng tôi đã chọn tập trung vào nguồn gốc của trình tự gene của virus BtCoV/4991 và RaTG13, vì đây là những trình tự có liên quan chặt chẽ nhất với SARS-CoV-2 (giống hệt nhau tương ứng là 98,7% và 96,2%). Xem Hình 2.
▓ Hình 2
Để so sánh, virus tương tự nhất với SARS-CoV-2 là RmYN02 (không được hiển thị trong Hình 1). RmYN02 có tổng thể tương đồng với SARS-CoV-2 là 93,2%, làm cho khoảng cách tiến hóa của nó so với SARS-CoV-2 gần như gấp đôi.
BtCoV/4991 được mô tả lần đầu tiên vào năm 2016. Nó là một đoạn virus có 370 nucleotide được thu thập từ mỏ Mộ Giang vào năm 2013 bởi phòng thí nghiệm của Thạch Chính Lệ tại Viện Virus học Vũ Hán. BtCoV/4991 giống 100% theo trình tự với một phân đoạn của RaTG13. RaTG13 là một trình tự gene hoàn chỉnh của virus (gần 30.000 nucleotide) chỉ được công bố vào năm 2020, sau khi đại dịch bắt đầu.
Bất chấp sự nhầm lẫn do tên gọi khác nhau của chúng, trong một bức thư do Thạch Chính Lệ gửi cho chúng tôi, bà đã đưa ra xác nhận về cơ sở dữ liệu virus học rằng BtCoV/4991 và RaTG13 đều là từ cùng một mẫu phân dơi và cùng một khu mỏ. Do đó, chúng là các chuỗi từ cùng một chủng virus. Trong phần thảo luận dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập chủ yếu đến RaTG13 và chỉ đề cập đến BtCoV/4991 khi cần thiết.
Những chi tiết cụ thể này rất quan trọng vì chính những mẫu này và nguồn gốc của chúng mà chúng tôi tin rằng cuối cùng đã nắm trong tay chìa khóa cuối cùng để làm sáng tỏ bí ẩn về nguồn gốc của COVID-19.
Câu chuyện bắt đầu vào tháng 4 năm 2012 khi sáu công nhân trong cùng một khu mỏ ở Mộ Giang bị ốm vì một căn bệnh bí ẩn khi đang dọn phân dơi. Ba trong số sáu người này sau đó đã tử vong.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 3 năm 2020 với tạp chí ‘Scientific American’, Thạch Chính Lệ đã bác bỏ tầm quan trọng của những ca tử vong này, cho rằng những người thợ mỏ tử vong vì nhiễm nấm độc. Thật vậy, không có thợ mỏ hoặc cái tử vong nào được đề cập trong bài báo do phòng thí nghiệm của Thạch xuất bản ghi lại việc thu thập RaTG13.
Nhưng đánh giá của Thạch không phù hợp với bất kỳ giấy tờ hiện có nào nào khác về các thợ mỏ và bệnh tật của họ. Như những tác giả này đã chỉ ra, tạp chí ‘Science’ đã viết một bài về một phần của vụ việc vào năm 2014 với tựa đề ‘Một loại virus mới gây tử vong ở người tại Trung Quốc’. ‘Science’ đã trích dẫn một nhóm các nhà virus học khác nhau đã tìm thấy một loại virus paramyxo ở chuột trong khu mỏ. Các nhà virus học này nói với ‘Science’ rằng họ không tìm thấy mối quan hệ trực tiếp nào giữa sự lây nhiễm của người và virus của họ. Cuộc thám hiểm này sau đó đã được công bố là phát hiện ra một loại virus mới có tên là MojV (Mojiang virus – virus Mộ Giang), tên địa phương nơi có khu mỏ.
Điều mà tình tiết này gợi ý là các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm một loại virus có khả năng gây tử vong ở người chứ không phải một loại nấm gây tử vong cho người. Cũng trong khoảng thời gian đó, Canping Huang, tác giả của luận án tiến sĩ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của George Gao, người đứng đầu CDC Trung Quốc, cũng đang tìm kiếm virus ở khu mỏ Mộ Giang.
Tất cả những điều này đặt ra câu hỏi tại sao phòng thí nghiệm của Thạch, vốn không quan tâm đến nấm mà lại quan tâm nhiều đến các virus corona trên dơi giống như SARS, cũng tìm kiếm virus dơi ở khu mỏ Mộ Giang trong bốn lần riêng biệt từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 7 năm 2013, mặc dù khu mỏ này cách Vũ Hán 1.000 km. Những chuyến đi thu thập này bắt đầu trong khi một số thợ mỏ vẫn đang nằm viện.
May mắn thay, có một ghi chép chi tiết về các chẩn đoán và điều trị của thợ mỏ. Nó được tìm thấy trong một luận văn Thạc sĩ được viết bằng tiếng Trung Quốc vào tháng 5 năm 2013. Tựa đề tiếng Anh gợi ý của nó là "Phân tích 6 bệnh nhân bị viêm phổi nặng do virus không xác định gây ra".
Phiên bản gốc tiếng Anh của bản tóm tắt ám chỉ một loại virus corona giống SARS là tác nhân gây bệnh có thể xảy ra và rằng mỏ "có rất nhiều dơi và phân dơi".
⬤ NHỮNG PHÁT HIỆN CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Để tìm hiểu thêm, đặc biệt là về tính hợp lý của chẩn đoán này, chúng tôi đã sắp xếp dịch toàn bộ luận văn Thạc sĩ sang tiếng Anh và sẽ cung cấp bản dịch tại đây. Để đọc đầy đủ, hãy xem tài liệu liên kết bên dưới (hoặc tải xuống tại đây!).
Sáu thợ mỏ xấu số đã được nhận vào Trường Y học Lâm sàng số 1, Đại học Y khoa Côn Minh, liên tiếp vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 năm 2012. Côn Minh là thủ phủ của tỉnh Vân Nam và cách Mộ Giang 250 km.
Trong số các mô tả về các thợ mỏ và phương pháp điều trị của họ, bao gồm chụp X quang và quét CAT, có một số đặc điểm nổi bật:
1) Từ khi họ nhập viện, bác sĩ của họ đã thông báo cho "văn phòng y tế" về khả năng "bùng phát dịch bệnh", tức là một đợt bùng phát dịch bệnh tiềm ẩn. Vì vậy, những người thợ mỏ đã được điều trị để tránh nhiễm trùng chứ không phải như thể họ hít phải khí độc hoặc các chất độc khác.
2) Các triệu chứng (khi nhập viện) của sáu thợ mỏ là: a) ho khan, b) có đờm, c) sốt cao, đặc biệt là ngay trước khi tử vong, d) khó thở, e) đau cơ (đau nhức tay chân). Một số bệnh nhân bị nấc và đau đầu. (Xem Hình 3).
▓ Hình 3
3) Nghiên cứu lâm sàng cho thấy cả bốn bệnh nhân từ 1 đến 4 có lượng oxy trong máu thấp "chắc chắn đó là ARDS" (Hội chứng suy hô hấp cấp tính) và tổn thương hệ miễn dịch được coi là dấu hiệu của nhiễm virus. Ngoài ra, xu hướng hình thành huyết khối được ghi nhận ở bệnh nhân số 2 và số 4. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tỷ lệ tử vong liên quan đến tuổi thọ (mặc dù từ mẫu của bệnh nhân số 6, điều này phải được coi là phi khoa học).
4) Các nguyên nhân phổ biến và hiếm gặp tiềm ẩn của các triệu chứng của họ đã được kiểm tra và hầu hết đã được loại bỏ. Đối với bệnh nhân số 3 và số 4, các xét nghiệm này bao gồm xét nghiệm HIV, virus Cytomegalo, Virus Epstein-Barr (EBV), viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, Viêm gan B, SARS và cúm. Trong số này, chỉ có bệnh nhân 2 có kết quả dương tính với Viêm gan và EBV.
5) Điều trị sáu bệnh nhân bao gồm thở máy (bệnh nhân 2-4), bổ sung steroid (tất cả bệnh nhân), thuốc kháng vi-rút (tất cả trừ bệnh nhân 5), và thuốc làm loãng máu (bệnh nhân 2 và 4). Thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm đã được sử dụng để chống lại những bệnh được coi là các bệnh đồng nhiễm thứ phát (nhưng đáng kể).
6) Một số ít cuộc hội chẩn từ xa đã được tổ chức với các nhà nghiên cứu ở các trường đại học khác. Một là với Giáo sư Chung Nam Sơn tại Đại học Tôn Dật Tiên, Quảng Đông. Giáo sư Chung là người hùng của Trung Quốc trong đại dịch SARS, một nhà virus học và được cho là nhà khoa học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc.
7) Các mẫu thu được từ các thợ mỏ sau đó đã được gửi đến Viện Virus học Vũ Hán tại thành phố Vũ Hán và gửi tới Giáo sư Chung Nam Sơn, xác nhận thêm rằng bệnh do virus gây ra rất được nghi ngờ. Một số thợ mỏ đã xét nghiệm dương tính với virus corona (luận văn không chỉ rõ là bao nhiêu).
Nguồn lây nhiễm được kết luận là Rhinolophus sinicus, một loài dơi móng ngựa và kết luận cuối cùng của luận án là "loại virus chưa biết dẫn đến bệnh viêm phổi nặng có thể là: SARS-like-CoV từ loài dơi móng ngựa hung hãn của Trung Quốc". Do đó, những người khai thác đã có một loại virus corona nhưng rõ ràng nó không phải là SARS.
⬤ Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Những phát hiện này của luận án có ý nghĩa về một số mặt.
Thứ nhất, trong bối cảnh của đại dịch virus corona hiện nay, rõ ràng các triệu chứng của thợ mỏ rất giống với COVID-19. Bất kỳ ai mô tả về họ ngày hôm nay sẽ ngay lập tức được cho là có COVID-19. Tương tự như vậy, nhiều phương pháp điều trị được cung cấp cho các thợ mỏ đã trở thành tiêu chuẩn để điều trị COVID-19.
Thứ hai, cuộc hội chẩn từ xa với Giáo sư Chung Nam Sơn là rất quan trọng. Nó ngụ ý rằng bệnh của sáu thợ mỏ rất được quan tâm; và thứ hai, một loại virus corona giống SARS được coi là nguyên nhân gây bệnh tiềm năng.
Thứ ba, phần tóm tắt, các kết luận và các suy luận chung được rút ra từ luận án Thạc sĩ mâu thuẫn với khẳng định của Thạch Chính Lệ rằng những người thợ mỏ tử vong vì nhiễm nấm. Nhiễm nấm như một nguyên nhân tiềm năng chính đã được nêu ra nhưng phần lớn đã bị loại bỏ.
Thứ tư, nếu một loại virus corona giống SARS là nguồn gốc gây ra bệnh tật của họ, thì ngụ ý là nó có thể lây nhiễm trực tiếp vào các tế bào của người. Điều này là bất thường đối với một virus corona trên dơi. Đôi khi, con người bị bệnh do phân dơi nhưng lời giải thích tiêu chuẩn là bệnh histoplasmosis, một bệnh nhiễm nấm chứ không phải virus.
Thứ năm, việc lấy mẫu của phòng thí nghiệm của Thạch phát hiện ra rằng các virus corona trên dơi có nhiều bất thường trong khu mỏ. Trong số những phát hiện của họ có hai virus beta-corona, một trong số đó là RaTG13 (khi đó được gọi là BtCoV/4991). Trong thế giới virus corona, virus beta-corona đặc biệt ở chỗ cả SARS và MERS, loại gây tử vong cao nhất trong số các virus corona, đều là virus beta-corona. Vì vậy, chúng được coi là có khả năng gây đại dịch đặc biệt, như câu kết luận của ấn phẩm phòng thí nghiệm của Thạch phát hiện RaTG13 ngụ ý: "cần đặc biệt chú ý đến những dòng virus corona này". Trên thực tế, Thạch và các phòng thí nghiệm khác trong nhiều năm đã dự đoán rằng các virus beta-corona trên dơi như RaTG13 sẽ bùng phát thành đại dịch; vì vậy để tìm RaTG13 nơi các thợ mỏ nhiễm bệnh là một kịch bản hoàn toàn phù hợp với mong đợi của Thạch và các đồng nghiệp của bà.
⬤ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT CẤY CHUYỂN TỪ NHỮNG NGƯỜI THỢ MỎ Ở MỘ GIANG
Luận án Thạc sĩ đã đề xuất việc tìm kiếm nguồn gốc chính đáng của đại dịch như thế nào
Trong bài viết trước của chúng tôi, chúng tôi đã thảo luận ngắn gọn về cách đại dịch có thể được gây ra bởi một vụ tai nạn trong quá trình thu thập virus, hoặc thông qua sự lan truyền của virus, hoặc thông qua kỹ thuật di truyền, hoặc virus thoát ra khỏi phòng thí nghiệm. Khả năng kỹ thuật gene đáng được chú ý và đã được các chuyên gia đánh giá rộng rãi.
Chúng tôi không loại trừ dứt khoát những khả năng này. Thật vậy, bây giờ có vẻ như phòng thí nghiệm của Thạch tại Viện Virus học Vũ Hán đã không quên về RaTG13 nhưng đang giải trình tự bộ gene của nó vào năm 2017 và năm 2018. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng luận án Thạc sĩ chỉ ra một cách giải thích đơn giản hơn nhiều.
Trước tiên, chúng tôi gợi ý rằng bên trong virus RaTG13 của những người thợ mỏ (hoặc một loại virus rất tương tự) đã tiến hóa thành SARS-CoV-2, một loại virus corona gây bệnh bất thường thích nghi cao với con người. Thứ hai, phòng thí nghiệm của Thạch đã sử dụng các mẫu y tế lấy từ các thợ mỏ và được Bệnh viện Đại học Côn Minh gửi cho họ để nghiên cứu. Đó là loại virus thích nghi với con người, hiện được gọi là SARS-CoV-2, đã thoát khỏi Viện Virus học Vũ Hán vào năm 2019.
Chúng tôi gọi giả thuyết về nguồn gốc COVID-19 này là giả thuyết về cấy chuyển trong các thợ mỏ ở Mộ Giang (MMP).
Cấy chuyển là một kỹ thuật virus học tiêu chuẩn để giúp virus thích nghi với các loài, mô hoặc loại tế bào mới. Nó thường được thực hiện bằng cách cố tình lây nhiễm vào loài vật chủ mới hoặc loại tế bào vật chủ mới với liều lượng virus cao. Sự lây nhiễm virus ban đầu này thường sẽ khiến virus chết đi vì hệ thống miễn dịch của vật chủ sẽ tiêu diệt virus kém thích nghi. Tuy nhiên, trong quá trình lây nhiễm, trước khi chết đi, một mẫu virus sẽ được chiết xuất và chuyển sang một mô mới giống hệt, nơi tiến trình lây nhiễm virus được khởi động lại. Được thực hiện lặp đi lặp lại, kỹ thuật này (được gọi là "chuyển tiếp nối tiếp") chọn lọc kỹ lưỡng các virus thích nghi với vật chủ hoặc loại tế bào mới.
Thoạt nhìn, RaTG13 không chắc đã phát triển thành SARS-CoV-2 vì RaTG13 khác khoảng 1.200 nucleotide (3,8%) so với SARS-CoV-2. Mặc dù RaTG13 là virus có liên quan chặt chẽ nhất với SARS-CoV-2, sự khác biệt về trình tự này vẫn cho thấy một khoảng cách đáng kể. Trong một tuyên bố trên phương tiện truyền thông, nhà virus học tiến hóa Edward Holmes đã gợi ý rằng khoảng cách này đại diện cho 20-50 năm tiến hóa và các nhà nghiên cứu khác cũng đưa ra những con số tương tự.
Chúng tôi đồng ý rằng tốc độ tiến hóa thông thường sẽ không cho phép RaTG13 phát triển thành SARS-CoV-2, nhưng chúng tôi cũng tin rằng các điều kiện bên trong phổi của các thợ mỏ khác xa bình thường. Năm yếu tố chính đặc trưng cho các thợ mỏ nằm viện tạo ra tỷ lệ tiến hóa rất cao bên trong họ.
i) Khi virus lây nhiễm sang loài mới, chúng thường trải qua một giai đoạn tiến hóa rất nhanh vì áp lực chọn lọc đối với mầm bệnh xâm nhập là rất cao. Hiện tượng tiến hóa nhanh chóng ở vật chủ mới đã được chứng thực rõ ràng giữa virus corona và các loài virus khác.
ii) Đánh giá bằng các triệu chứng lâm sàng của họ chẳng hạn như chụp CT, tất cả các bệnh nhiễm trùng của thợ mỏ chủ yếu là ở phổi. Việc thực hiện y trình theo thông lệ của địa phương này có thể xảy ra lúc đầu vì những người khai thác đang lao động quần quật và do đó thở hít sâu trong môi trường đầy phân dơi. Là thợ mỏ, họ có thể đã có các mô phổi bị tổn thương (bệnh nhân 3 bị nghi ngờ mắc bệnh bụi phổi) và/hoặc các chất dạng hạt trong không khí gây kích thích các mô và có thể đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập ban đầu của virus.
Ngược lại, nhiễm virus corona tiêu chuẩn chỉ giới hạn ở cổ họng và đường hô hấp trên. Chúng thường không đến phổi. Phổi là mô lớn hơn nhiều theo trọng lượng (kg so với gram) so với đường hô hấp trên. Do đó, có khả năng một số lượng virus bên trong các thợ mỏ lớn hơn nhiều so với trường hợp nhiễm virus corona thông thường.
So sánh một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus corona điển hình với mức độ phổi bị nhiễm ở những người thợ mỏ từ quan điểm toán học thuần túy cho thấy quy mô tiềm năng của sự khác biệt về số lượng này. Đường tiêu hóa của con người có chiều dài khoảng 20cm và chu vi 5cm, tức là diện tích bề mặt khoảng 100 cm vuông. Diện tích bề mặt của phổi người dao động từ 260.000-680.000 cm vuông. Do đó, lượng mô có khả năng bị nhiễm trùng trong một lá phổi trung bình lớn hơn khoảng 4.500 lần so với lượng mô nhiễm virus corona thông thường. Lượng virus có trong các thợ mỏ bị nhiễm, đủ để nhập viện và gây tử vong một nửa trong số họ, do đó có sự tương ứng rất lớn.
Sự biến đổi tiến hóa phần lớn là một chức năng ở quy mô quần thể. Chúng tôi gợi ý rằng phổi của những người thợ mỏ đã tồn tại một lượng virus rất cao dẫn đến sự tiến hóa nhanh chóng tương ứng của virus này.
Hơn nữa, theo luận văn Thạc sĩ, hệ thống miễn dịch của những người thợ mỏ đã bị tổn hại và vẫn duy trì như vậy ngay cả đối với những người đã được ra viện. Điểm yếu này từ phía các các thợ mỏ cũng có thể đã khuyến khích sự tiến hóa của virus.
iii) Thời gian lây nhiễm của các thợ mỏ (đặc biệt là bệnh nhân 2, 3 và 4) vượt xa thời gian nhiễm virus corona thông thường. Từ lần đầu tiên bị ốm không thể làm việc trong mỏ, bệnh nhân 2 đã sống được 57 ngày cho đến khi tử vong. Bệnh nhân 3 sống sót sau 120 ngày sau khi nghỉ việc. Bệnh nhân 4 sống sót sau 117 ngày và sau đó được xuất viện vì đã khỏi bệnh. Mỗi người đã tiếp xúc trong mỏ trong 14 ngày trước khi bắt đầu các triệu chứng nghiêm trọng; do đó, mỗi người có lẽ đã bị nhiễm trùng sơ phát một thời gian trước khi phát bệnh.
Ngược lại, trong các trường hợp nhiễm virus corona thông thường, nhiễm virus sẽ khỏi trong khoảng mười đến mười bốn ngày sau khi mắc phải. Do đó, không giống như hầu hết những người bị nhiễm virus corona, những người thợ mỏ nhập viện có những đợt bột phát bệnh rất dài, mang tính đặc trưng, bởi một lượng virus cao liên tục. Trong trường hợp của bệnh nhân 3 và 4, bệnh của họ kéo dài hơn 4 tháng.
iv) Các virus corona được biết là tái tổ hợp với tỷ lệ rất cao: 10% tổng số thế hệ con cháu trong một tế bào có thể tái tổ hợp. Trong quá trình tiến hóa của virus bình thường, tỷ lệ đột biến và áp lực chọn lọc là những tiêu điểm chính cần chú ý. Nhưng trong trường hợp virus corona thích nghi với vật chủ mới, nơi cần có nhiều đột biến phân bố trên toàn bộ bộ gene để thích nghi hoàn toàn với vật chủ mới, thì tỷ lệ tái tổ hợp có khả năng ảnh hưởng lớn đến việc xác định tốc độ thích nghi chung của quần thể virus.
Bên trong cơ thể các thợ mỏ, một mô lớn đồng thời bị nhiễm bởi một quần thể virus thích nghi kém, do đó mỗi virus phải chịu áp lực để thích nghi. Ngay cả khi quần thể virus khởi đầu không có bất kỳ sự đa dạng nào, nhiều virus riêng lẻ sẽ có được các đột biến một cách độc lập nhưng chỉ có sự tái tổ hợp mới cho phép các đột biến này hợp nhất trong cùng một bộ gene. Để tái tổ hợp, các virus phải ở trong cùng một tế bào. Trong tình huống như vậy, các đặc điểm của mô phổi trở nên quan trọng tiềm tàng vì sự tồn tại của đường thở (ống phế quản, v.v.) cho phép các virus đã thích nghi một phần từ các quần thể virus độc lập di chuyển đến các phần xa của phổi (hoặc thậm chí là lá phổi còn lại) và gặp các quần thể khác để virus tiếp tục thích nghi tại nơi mới đó. Sự di chuyển xung quanh phổi này có thể dẫn đến hiệu ứng lây truyền mà không cần đến nhà nghiên cứu thực hành sự lây nhiễm các mô mới. Thật vậy, trong luận văn Thạc sĩ, nhiều lần quan sát cho thấy rằng các vùng phổi của một bệnh nhân cụ thể có vẻ sẽ lành lại ngay cả khi các bộ phận khác của phổi bị nhiễm trùng.
v) Cũng có một số điều bất thường về các virus corona trên dơi trong khu mỏ. Chúng nhiều bất thường nhưng cũng có nhiều loại khác nhau, thường gây ra đồng nhiễm cho dơi. Đồng nhiễm virus thường dễ lây nhiễm hơn hoặc gây bệnh nhiều hơn.
Như các nhà nghiên cứu của Viện Virus học Vũ Hán đã nhận xét về những con dơi trong khu mỏ:
"Chúng tôi đã quan sát thấy tỷ lệ đồng nhiễm cao với hai loài virus corona và nhiễm giữa các loài với cùng một loài virus corona trong hoặc giữa các họ dơi. Những hiện tượng này có thể là do sự đa dạng và mật độ cao của quần thể dơi trong cùng một hang động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền virus corona trong và giữa các loài, có thể dẫn đến tái tổ hợp và tăng tốc quá trình tiến hóa virus corona".
Sự đa dạng của virus corona trong khu mỏ cho thấy rằng những người thợ mỏ đã tiếp xúc tương tự và bệnh tật của họ có thể bắt đầu như các hiện tượng đồng nhiễm.
Kết hợp những quan sát này, chúng tôi đề xuất rằng phổi của những người thợ mỏ mang đến một cơ hội chưa từng có để tiến hóa nhanh chóng một loại virus corona thích nghi với dơi thành một virus corona thích nghi cao với con người và hàng thập kỷ tiến hóa thông thường của virus corona có thể dễ dàng được rút gọn trong dăm tháng. Tuy nhiên, chúng tôi thừa nhận rằng những điều kiện này là duy nhất. Chúng và quy mô của chúng không có tiền lệ khoa học chính xác mà chúng ta có thể tham khảo và chúng sẽ khó có thể tái tạo trong phòng thí nghiệm; do đó, điều quan trọng cần nhấn mạnh là đề xuất của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của quá trình tiến hóa virus như được hiểu ngày nay.
Để hỗ trợ cho giả thuyết về cấy chuyển trong các thợ mỏ ở Mộ Giang, chúng tôi cũng biết một số điều về các mẫu lấy từ các thợ mỏ. Theo luận án Thạc sĩ, các mẫu được lấy từ bệnh nhân để "nghiên cứu khoa học" và mẫu máu (ít nhất) được gửi đến Viện Virus học Vũ Hán.
"Trong giai đoạn sau, chúng tôi đã làm việc với Tiến sĩ Chung Nam Sơn và thực hiện một số mẫu. Bệnh nhân* đã xét nghiệm dương tính với huyết thanh IgM tại Viện Virus học Vũ Hán. Nó gợi ý sự tồn tại của sự lây nhiễm vi-rút "(trang 62 trong phần" Phân tích toàn diện ".)
(* Bản gốc không ghi rõ số lượng bệnh nhân được xét nghiệm.)
Luận văn Thạc sĩ cũng nói rõ rất tiếc là không có mẫu nghiên cứu nào được lấy từ bệnh nhân 1 và 2, ngụ ý rằng mẫu được lấy từ tất cả những người khác.
Chúng tôi biết thêm rằng, vào ngày 27 tháng 6 năm 2012, các bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức của bệnh nhân số 4, mà không rõ nguyên nhân. Tuyến ức là một cơ quan miễn dịch có khả năng bị loại bỏ mà không gây hại nhiều cho bệnh nhân và nó có thể chứa một lượng lớn virus. Ngoài ra, luận án Thạc sĩ rất tiếc là không rõ ràng về các chi tiết cụ thể của việc lấy mẫu đã được thực hiện là gì, cho mục đích gì và từng mẫu cụ thể đã đi đâu.
Với các mối quan tâm của phòng thí nghiệm của Thạch về nguồn gốc truyền bệnh từ động vật sang người, một khi một mẫu như vậy được gửi đến cho họ, thật rõ ràng và dễ hiểu rằng họ sẽ dùng để nghiên cứu làm thế nào một loại virus từ dơi đã lây nhiễm sang những người thợ mỏ này này. Bất kỳ loại virus nào có thể phục hồi được từ các thợ mỏ đều có thể được họ xem như một thí nghiệm tự nhiên độc đáo trong quá trình lây nhiễm của con người, cung cấp những hiểu biết chưa từng có và không thể có được về cách các virus corona trên dơi có thể thích nghi với con người.
Diễn trình logic của nghiên cứu như vậy sẽ là trình tự RNA của virus được chiết xuất trực tiếp từ mô hoặc mẫu máu chưa đông lạnh và/hoặc tạo ra các bản sao lây nhiễm sống mà sẽ được sử dụng hữu ích (nếu không bắt buộc) để khuếch đại virus bằng cách nuôi cấy nó vào tế bào người. Một trong hai kỹ thuật có thể đã dẫn đến sự lây nhiễm ngẫu nhiên của một nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Giả thuyết của chúng tôi về lý do tại sao có khoảng thời gian trễ giữa việc thu thập mẫu (năm 2012/2013) và đợt bùng phát COVID-19 là do các nhà nghiên cứu đang chờ xây dựng và chứng nhận phòng thí nghiệm BSL-4, được tiến hành vào năm 2013 nhưng bị trì hoãn cho đến năm 2018.
Chúng tôi đề xuất rằng, khi các mẫu đông lạnh lấy từ các thợ mỏ cuối cùng được mở trong Phòng Thí nghiệm Vũ Hán, chúng đã thích nghi cao với con người đến mức các nhà nghiên cứu có thể không đoán trước được. Một sai sót nhỏ hoặc sự cố cơ học có thể trực tiếp dẫn đến ca nhiễm trùng đầu tiên ở người vào cuối năm 2019.
Do đó, một trong những thợ mỏ, rất có thể là bệnh nhân số 3, hoặc bệnh nhân số 4 (bị cắt bỏ tuyến ức), là "bệnh nhân số 0" của đại dịch COVID-19. Trong trường hợp này, COVID-19 không phải là một virus được con người thiết kế; nhưng, tương tự, nếu nó không được đưa đến Vũ Hán và không có nghiên cứu phân tử nào được thực hiện hoặc lên kế hoạch cho nó thì virus sẽ chết vì các nguyên nhân tự nhiên, chứ không phải thoát ra khỏi phòng thí nghiệm để bắt đầu đại dịch COVID-19.
⬤ BẰNG CHỨNG ỦNG HỘ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT CẤY CHUYỂN TỪ NHỮNG NGƯỜI THỢ MỎ Ở MỘ GIANG (MMP)
Đề xuất của chúng tôi phù hợp với tất cả các sự kiện chính không thể tranh cãi liên quan đến SARS-CoV-2 và nguồn gốc của nó. Đề xuất MMP có lợi ích bổ sung là dung hòa nhiều quan sát liên quan đến SARS-CoV-2 đã được chứng minh là khó có thể hòa hợp với bất kỳ giả thuyết nào về bệnh lây nhiễm từ động vật hoang dã.
Ví dụ, bằng cách sử dụng các cách tiếp cận khác nhau, nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận rằng protein bề mặt của SARS-CoV-2 có khả năng báo dính rất cao với thụ thể ACE2 ở người. Những đặc tính đặc biệt như vậy, gấp mười đến hai mươi lần so với đặc tính của virus SARS ban đầu, không phát sinh ngẫu nhiên, khiến rất khó giải thích theo bất kỳ cách nào khác ngoài việc virus đã được chọn lọc mạnh trước khi bám dính vào thụ thể ACE2 ở người.
Thêm vào đó, một báo cáo gần đây cho thấy sự gia tăng đột biến của RaTG13 liên kết với thụ thể ACE2 ở người. Ở trên chúng tôi đã đề xuất rằng virus trong khu mỏ đã lây nhiễm trực tiếp vào tế bào phổi của con người. Yếu tố quyết định chính của sự lây nhiễm tế bào và tính đặc hiệu loài của virus corona là sự gắn kết với thụ thể ban đầu. Do đó, RaTG13, không giống như hầu hết các virus corona trên dơi, có thể xâm nhập và lây nhiễm các tế bào của con người, tạo ra sự hợp lý về mặt sinh học cho ý tưởng rằng các thợ mỏ đã bị nhiễm một loại virus corona tương tự như RaTG13.
Một tính năng được lưu ý rộng rãi hơn của SARS-CoV-2 là vị trí furin của nó. Vị trí này không có trong RaTG13 và các virus corona có liên quan chặt chẽ khác. Loại virus có liên quan chặt chẽ nhất với một vị trí như vậy là virus MERS gây tử vong cao ở người (bùng phát vào năm 2012). Sở hữu một vị trí furin cho phép SARS-CoV-2 (giống như MERS) lây nhiễm sang phổi và nhiều mô cơ thể khác (chẳng hạn như đường tiêu hóa và tế bào thần kinh), giải thích phần lớn khả năng gây tử vong cho người của nó. Tuy nhiên, vẫn chưa có lời giải thích thuyết phục nào về cách SARS-CoV-2 có được vị trí này. Đề xuất của chúng tôi là nó phát sinh do áp lực chọn lọc cao tồn tại trong phổi của thợ mỏ và nói chung hoạt động để đảm bảo rằng virus trở nên thích nghi cao với phổi. Giải thích này, bao gồm cách SARS-CoV-2 đến với các mô phổi nói chung, là một khía cạnh quan trọng trong đề xuất của chúng tôi.
Do đó, hàm ý là vị trí furin không có được bằng cách tái tổ hợp với một loại virus corona khác và chỉ đơn giản là đại diện cho sự tiến hóa hội tụ. (...)
Một đặc điểm nữa của SARS-CoV-2 là sự tiến hóa thích nghi rất hạn chế của bộ gene của nó kể từ khi đại dịch bắt đầu. Đó là một nguyên tắc được thiết lập rõ ràng rằng các virus lây nhiễm từ loài này sang loài kia phải trải qua quá trình thay đổi tiến hóa nhanh chóng trong vật chủ mới của chúng. Do đó, SARS và MERS (cả hai loại virus corona) đã trải qua quá trình thích ứng nhanh chóng và có thể phát hiện được với vật chủ mới là người của chúng. Thời gian thích ứng như vậy đã không được quan sát đối với SARS-CoV-2 mặc dù hiện nay nó đã lây nhiễm cho nhiều cá thể hơn so với SARS hoặc MERS. Điều này thậm chí còn dẫn đến những gợi ý rằng virus SARS-CoV-2 đã có một thời kỳ tồn tại đầy khó hiểu ở người trong các ca lây nhiễm trước khi bùng phát đại dịch. Đột biến duy nhất được quan sát thấy tích lũy qua nhiều nghiên cứu là sự thay thế D614G trong protein bề mặt. Tuy nhiên, phân tích số lượng lớn nhất về bộ gene SARS-CoV-2 không tìm thấy bằng chứng nào cho sự tiến hóa thích nghi, ngay cả đối với D614G.
Do đó, nhận xét chung là Sars-CoV-2 vẫn không thay đổi về mặt chức năng hoặc hầu như không thay đổi (ngoại trừ những thay đổi nhỏ về gene) kể từ khi đại dịch bắt đầu. Đây là một quan sát rất quan trọng. Nó ngụ ý rằng SARS-CoV-2 thích nghi cao trên toàn bộ tập hợp các protein thành phần của nó chứ không chỉ ở mức tăng đột biến. Có nghĩa là, bước nhảy vọt về mặt tiến hóa của nó đối với con người đã hoàn thành trước khi đại dịch 2019 bắt đầu.
Thật khó để tưởng tượng một lời giải thích cho khả năng thích nghi cao này ngoài một số loại chuyển hóa trong cơ thể con người. Thậm chí không có sự di truyền nào trong tế bào người có thể đạt được kết quả như vậy.
Hai ví dụ minh họa điểm này. Shang và Ye cùng cộng sự - một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đại học Minnesota đã xác định một chiến lược khác biệt, theo đó protein bề mặt (S) (chứa miền liên kết thụ thể; RBD) của SARS-CoV-2 trốn tránh hệ thống miễn dịch của con người. Chiến lược này liên quan đến việc che giấu RBD hiệu quả hơn, nhưng nó ngụ ý một lần nữa rằng sự tăng đột biến và RBD phát triển song song với sự hiện diện của hệ thống miễn dịch của con người (tức là trong cơ thể người chứ không phải trong nuôi cấy mô).
Các tác giả trong nhóm Andersen, trong bài phê bình của họ về nguồn gốc có thể được thiết kế cho SARS-CoV-2, cũng nhấn mạnh nhu cầu lây truyền ở cả con người:
"Cuối cùng, việc tạo ra các glycan liên kết O được dự đoán cũng khó có thể xảy ra trong quá trình nuôi cấy tế bào, vì những đặc điểm như vậy cho thấy có sự tham gia của hệ thống miễn dịch" (Andersen et al., 2020).
Điểm cuối cùng mà chúng tôi muốn đưa ra là luận điểm về nguồn gốc động vật chính là luận điểm được đề xuất bởi Andersen và cộng sự. Ngoài việc thiếu thuyết phục, luận điểm này rất phức tạp. Nó đòi hỏi phải có hai bước lây nhiễm sang hai loài khác nhau, ít nhất là hai sự kiện tái tổ hợp giữa các virus corona có quan hệ khá xa và việc chuyển giao thể chất của một con tê tê (bị nhiễm virus corona) từ bên ngoài Trung Quốc. Ngay cả khi đó, nó cũng không đưa ra lời giải thích hợp lý nào về khả năng thích nghi của SARS-CoV-2 trên toàn bộ bộ gene của nó hoặc tại sao virus này lại xuất hiện ở Vũ Hán.
Ngược lại, đề xuất MMP của chúng tôi chỉ cần một bước lây nhiễm sang loài khác, điều này được ghi nhận trong luận văn Thạc sĩ. Mặc dù chúng tôi không loại trừ vai trò có thể xảy ra đối với các bệnh nhiễm trùng hỗn hợp trong phổi của những người thợ mỏ, cũng như khả năng tái tổ hợp giữa các biến thể có liên quan chặt chẽ trong các phổi đó, cũng như khả năng thu nhận vị trí furin từ mRNA của vật chủ, chỉ cần đột biến từ RaTG13 thành SARS-CoV-2. Do đó, chúng tôi chú ý đến chi tiết rằng RaTG13 là loại virus có liên quan chặt chẽ nhất với SARS-CoV-2 trong suốt chiều dài của nó. Sự tương đồng mở rộng này hoàn toàn phù hợp với nguồn gốc đột biến của SARS-CoV-2 từ RaTG13.
Nói tóm lại, lý thuyết MMP là một lời giải thích hợp lý và hợp lý về tất cả các đặc điểm chính của đại dịch COVID-19 và nguồn gốc của nó. Nó giải thích cho xu hướng lây nhiễm SARS-CoV-2 là nhắm vào phổi; bản chất được định sẵn rõ ràng của virus; và sự lây truyền của nó từ dơi ở Vân Nam sang người ở Vũ Hán.
⬤ CÁC CÂU HỎI KHÁC
Giả thuyết cho rằng SARS-CoV-2 tiến hóa trong phổi của thợ mỏ Mộ Giang có khả năng giải quyết nhiều câu hỏi khoa học về nguồn gốc của đại dịch. Nhưng nó khiến những người khác phải làm gì với lý do tại sao thông tin này vẫn chưa được đưa ra ánh sáng cho đến nay. Rõ ràng nhất trong số này liên quan đến các hành động của phòng thí nghiệm của Thạch tại Viện Virus học Vũ Hán.
Tại sao phòng thí nghiệm của Thạch không thừa nhận các ca tử vong của các thợ mỏ trong bất kỳ bài báo nào mô tả các mẫu lấy từ mỏ Tại sao trong tiêu đề của Báo cáo năm 2016, phòng thí nghiệm của Thạch gọi nó là một mỏ "bị bỏ hoang"? Khi họ công bố trình tự bộ gene của virus RaTG13 vào tháng 2 năm 2020, tại sao phòng thí nghiệm của Thạch lại cung cấp một tên mới (RaTG13) cho BtCoV/4991 khi họ đã trích dẫn BtCoV/4991 hai lần trong các ấn phẩm và một lần trong cơ sở dữ liệu trình tự bộ gene và khi trình tự từ cùng một mẫu và giống nhau 100%? Nếu đó chỉ là một sự thay đổi tên, tại sao họ không thừa nhận điều này trong bài báo năm 2020 của họ khi mô tả RaTG13? Những hành động kỳ lạ và phi khoa học này đã che giấu nguồn gốc của những họ hàng gần nhất của virus SARS-CoV-2, virus được nghi ngờ là đã gây ra một căn bệnh giống COVID vào năm 2012 và có thể là chìa khóa để hiểu không chỉ nguồn gốc của COVID- 19 đại dịch mà còn giúp giải thích hành vi của SARS-CoV-2 trong tương lai.
Đây không phải là những hành động đáng ngờ duy nhất liên quan đến xuất xứ của các mẫu phẩm từ khu mỏ. Có năm công bố khoa học rất sớm trong đại dịch đã báo cáo toàn bộ trình tự bộ gene của SARS-CoV-2. Mặc dù ba người trong số họ đã từng là tác giả của các nhà sinh học tiến hóa virus (George Gao, Thạch Chính Lệ và Edward Holmes), nhưng chỉ một trong số họ đã thành công trong việc xác định chuỗi virus có liên quan chặt chẽ nhất cho đến nay: BtCoV/4991, một trình tự virus thuộc sở hữu của phòng thí nghiệm của Thạch tại Viện Virus học Vũ Hán chỉ khác biệt 5 nucleotide so với SARS-CoV-2.
Như chúng tôi đã lưu ý trong bài viết trước của mình, câu hỏi quan trọng nhất xung quanh nguồn gốc của SARS-CoV-2 có thể được giải quyết một cách đơn giản bằng cách kiểm tra các sổ ghi chép phòng thí nghiệm hoàn chỉnh và hồ sơ an toàn sinh học của các nhà nghiên cứu liên quan tại Viện Virus học Vũ Hán. Bây giờ, giả thuyết virus thoát ra khỏi phòng thí nghiệm là đáng tin cậy và có thể kiểm tra được, nhiệm vụ này có khả năng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Do đó, thời điểm này đại diện cho một cơ hội để gia hạn lời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập và minh bạch về Viện Virus học Vũ Hán.
Khi yêu cầu một cuộc điều tra, chúng tôi biết rằng không có tổ chức khoa học nào ở bất kỳ đâu đưa ra yêu cầu tương tự. Chúng tôi tin rằng thất bại này làm suy yếu lòng tin của công chúng vào một "phản ứng khoa học" đối với đại dịch. Thay vào đó, cơ sở khoa học đã dán nhãn giả thuyết virus thoát khỏi phòng thí nghiệm là "tin đồn", "lý thuyết chưa được xác minh" và "thuyết âm mưu". Việc khẳng định lập trường khoa học này đã đưa ra thông điệp rõ ràng rằng một khi các nhà khoa học [Trung Quốc] coi trọng khả năng virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm, thì họ đang gây nguy hiểm cho sự nghiệp của chính họ. Do đó, trong khi vô số ấn phẩm khoa học về đại dịch khẳng định trong phần giới thiệu của họ rằng nguồn gốc từ động vật gây bệnh SARS-CoV-2 là một vấn đề thực tế hoặc gần như chắc chắn, vẫn chưa có một bài báo khoa học đã xuất bản khẳng định rằng một vụ virus thoát khỏi phòng thí nghiệm thậm chí là một giả thuyết đáng tin cậy đáng được điều tra.
Bất cứ ai nghi ngờ áp lực này nên đọc cuộc phỏng vấn với Birger Sørensen trên tạp chí Minerva của Na Uy, trong đó Sørensen thảo luận về sự "miễn cưỡng" của các tạp chí khi công bố đánh giá của mình rằng sự tồn tại của một loại virus "được điều chỉnh đặc biệt tốt để lây nhiễm sang người" là "đáng ngờ" và "không thể phát triển tự nhiên". Sørensen nói rằng nguồn gốc của sự miễn cưỡng này không phải là tính hợp lý hay bằng chứng khoa học. Nó là kết quả của xung đột lợi ích. Điều này cũng phản ánh kinh nghiệm của chúng tôi. Để tìm phân tích thực sự quan trọng về lý thuyết nguồn gốc COVID-19, người ta phải truy cập Twitter, các bài đăng trên blog và các cơ sở dữ liệu lưu trữ các bài nghiên cứu trước khi công bố. Tình trạng bất ổn trở nên sâu sắc khi ngay cả các nhà khoa học cũng bắt đầu phàn nàn rằng họ không tin tưởng vào khoa học.
Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng các nhà báo sẽ điều tra một số xung đột lợi ích đang ngăn cản các nhà khoa học và tổ chức điều tra về giả thuyết virus đã thoát ra khỏi phòng thí nghiệm./.
TS. Jonathan Latham & TS. Allison Wilson
Chuyển ngữ: Nguyễn Trung Kiên
Nguồn: https://www.scoop.co.nz
Bài về chủ đề Nghiên cứu:
Chia sẻ với ứng dụng khác