Dioxin

0
Tôi có thông tin rằng UBND tỉnh Đồng Nai muốn tái khởi động lại dự án lấp lấn sông Đồng Nai. Xin nhắc lại một số luận điểm trong bài viết bất nhất trước đây để các nhà chức trách và nhân dân minh định: (1) Tôi có cơ sở để phản bác ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai (khi ấy). Ông kết luận rằng "không thể nói trầm tích sông Đồng Nai tại các khu vực sông bị nhiễm dioxin". Thật bất nhất! Câu phía trên ông lại thừa nhận là có phát hiện dioxin/furan. Cái chi tiết hàm lượng thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng giới hạn tôi nói rõ cho ông và bạn đọc biết: Đó là một cuộc kiểm tra tổng hợp chứ không phải một cuộc kiểm tra chuyên môn riêng về dioxin... Source: https://fb.com/quocan.mai/posts/10219331897280695
Tựa đề và nội dung bài báo bất nhất...

T(caps)ôi có thông tin rằng UBND tỉnh Đồng Nai muốn tái khởi động lại dự án lấp lấn sông Đồng Nai.

Xin nhắc lại một số luận điểm trong bài viết bất nhất trước đây để các nhà chức trách và nhân dân minh định.

1▪ Tôi có cơ sở để phản bác ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai (khi ấy). Ông kết luận rằng "không thể nói trầm tích sông Đồng Nai tại các khu vực sông bị nhiễm dioxin". Thật bất nhất! Câu phía trên ông lại thừa nhận là có phát hiện dioxin/furan. Cái chi tiết hàm lượng thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng giới hạn tôi nói rõ cho ông và bạn đọc biết: Đó là một cuộc kiểm tra tổng hợp chứ không phải một cuộc kiểm tra chuyên môn riêng về dioxin.

2▪ Tiến sĩ Lê Xuân Thuyên-người lấy mẫu tại khu vực lấp lấn sông, cho biết tính theo tuổi dioxin thì khớp với giai đoạn đầu 1970s. Nghĩa là dioxin có nguồn gốc từ chiến tranh chứ không phải dioxin phát sinh gần đây do xả thải hay lý do khác. Mẫu của Tiến sĩ Thuyên lấy ở độ sâu 1m (100cm). Không phải mức 25cm như thông thường. Tiến sĩ Thuyên rất chuyên nghiệp khi thực hiện đo dioxin theo tiêu chuẩn Mỹ và cảnh báo về việc phơi nhiễm liều thấp.

3▪ Tôi đồng ý hoàn toàn với Tiến sĩ Thuyên về việc có trách nhiệm cảnh báo về việc cần có một cuộc khảo sát chuyên sâu về dioxin lưu vực sông Đồng Nai quanh thành phố Biên Hòa. Đó là cách có trách nhiệm về việc Chính phủ Việt Nam yêu cầu Chính phủ Mỹ xử lý các điểm nhiễm dioxin phát sinh nếu có. Bao gồm khu vực đất đá có dioxin tại khu vực lấp lấn sông, bởi nó có thể tác động đến nhiều triệu cư dân Đồng Nai, TP.HCM. Vì thế, những tác động có tính đào xới trầm tích có phát hiện dioxin như khai thác cát, lấp lấn sông cần dừng lại cho đến khi có kết quả khoa học như đã nói.

4▪ Đồng Nai không có tư cách gì quyết định số phận của 11 tỉnh thành còn lại trong Ủy ban sông Đồng Nai! Đông Nam Bộ là vùng kinh tế lớn nhất nước. Tp.HCM là "trái tim" kinh tế cả nước và 70% dân ở đây đung nước sông Đồng Nai. Số liệu năm 2010 cho thấy tỉnh Đồng Nai hiện có trên 3.000 người nhiễm dioxin, trong đó tại phường Trung Dũng (khu vực hồ Biên Hùng) có 16 người bị ung thư vì chất độc này. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 13% dân số Đồng Nai biết về điều đó. Lý do đơn giản là sự "cân nhắc" của chính quyền địa phương trong tuyên truyền. Việc bạch hoá thông tin dioxin để bảo vệ dân và bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật là cần thiết.

5▪ Không thể để phát sinh thêm nạn nhân dioxin mới nào vì di chứng nhiều thế hệ của chất độc ấy. Trách nhiệm cảnh báo vì tôi hay tiến sĩ Lê Xuân Thuyên chưa bao giờ "cân nhắc" làm điều gì vô cảm với đồng loại và sự thật. Tôi không đồng ý cách đặt tít của đồng nghiệp Tuổi Trẻ. Tít và nội dung bất nhất mà Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai trả lời như trong bài báo nêu. Lịch sử sẽ phán xét chúng ta bình đẳng như nhau và việc bạch hoá thông tin ai đồng ý cho dự án triển khai trở lại chính là để nhân dân được biết.

Việc phơi nhiễm dioxin mà tiến sĩ Lê Xuân Thuyên nêu là hoàn toàn có cơ sở. Chúng ta đều đã biết hậu quả lâu dài của dioxin thì càng không thể đem sức khỏe, sinh mệnh và tính truyền thừa thế hệ của nhân dân ra đánh đổi kinh tế.

Mai Quốc Ấn

Đăng nhận xét

0Nhận xét
* Xin đừng spam, cám ơn bạn nhiều. Các quản trị viên sẽ kiểm duyệt các bình luận...
Đăng nhận xét (0)
Về đầu trang