Khiêm tốn, khiêm nhường nghĩa là...

0
Khiêm tốn, thật ra là việc nhìn ra được con người thật của mình, nhận ra, mình là con người sa ngã, và rất cần đến tình thương và ân sủng của Chúa. Đó không phải là việc bảo rằng, mình nhỏ nhoi hơn người khác, cũng không phải việc nghĩ rằng mình thua kém so với người khác.
Trích đoạn Tin Mừng liên quan (Lc 14,1.7-14)
Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người. Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này:

"Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: 'Xin ông nhường chỗ cho vị này.' Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: 'Xin mời ông bạn lên trên cho.' Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên." "Khi đãi khách, hãy mời những người nghèo khó."

Rồi Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại."

Các bài đọc của tuần này, giúp chúng ta hiểu được thế nào là một người khiêm nhường. Hồi trẻ, tôi nghĩ rằng, khiêm nhường là bảo rằng, tôi tệ, và tin rằng người khác thì tốt hơn tôi.

Khiêm tốn, thật ra là việc nhìn ra được con người thật của mình, nhận ra, mình là con người sa ngã, và rất cần đến tình thương và ân sủng của Chúa. Đó không phải là việc bảo rằng, mình nhỏ nhoi hơn người khác, cũng không phải việc nghĩ rằng mình thua kém so với người khác.

Khiêm tốn là lời mời gọi để giúp người khác hướng tới Thiên Đàng, đồng thời, cũng để cho người khác giúp mình bước tới đó. Tôi nhớ đã được nghe kể nhiều về việc, có những con người đã cư xử với người khác, như thế họ là những người hạ cấp hay kém cỏi hơn mình. Theo tôi, ai trong chúng ta cũng đều vướng mắc phải điều này, chỉ là ở những mức độ khác nhau mà thôi, thế nhưng sự thật đó là: chúng ta hết thảy đều là những con người tội lỗi, và đều cần đến lòng xót thương và ân sủng của Chúa. Chúng ta luôn có thể học một được điều gì đó từ người khác, và chúng ta luôn có thể khích lệ, đòi hỏi nhau trở nên tốt lành thánh thiện hơn, bất chấp, danh phận chúng ta có là gì. Điều này luôn đúng, bất chấp chúng ta có sở hữu bao nhiêu tiền tài, bất chấp địa vị cao thấp của chúng ta, bất chấp chúng ta có cầu nguyện ít nhiều bao lâu. Còn từ kinh nghiệm bản thân, tôi thật sự rất bất ngờ với những anh chị em mà tôi rằng họ kém cỏi hơn tôi, ít thánh thiện, kém vai vế hơn tôi, dầu vậy, họ lại có những suy nghĩ, hay lời đúc kết mà tôi không thể có được. Đấy là những trải nghiệm, những bài học giúp cho tôi trở nên khiêm tốn hơn.

Tác giả C.S. Lewis bảo rằng: ngoài Thánh Thể, thì ai ở gần bạn nhất, cận kề với bạn nhất, đó chính là điều quan trọng nhất, thứ bạn cần cung kính nâng niu nhất trong ngày sống của bạn. Vậy nếu bạn tự thấy rằng mình coi thường người khác, hay tự đặt mình trên người khác, hãy suy ngẫm về các bài đọc hôm nay để học biết khiêm tốn hơn, hãy phục vụ tha nhân, và hãy học biết nhiều điều từ sự tương tác, tương quan với họ.

Hoàng Long (Nhóm Phiên dịch Mai Khôi) chuyển ngữ từ CATHOLIC-LINK

Đăng nhận xét

0Nhận xét
* Xin đừng spam, cám ơn bạn nhiều. Các quản trị viên sẽ kiểm duyệt các bình luận...
Đăng nhận xét (0)
Về đầu trang