Chuyện tâm linh không thể đùa giỡn...

0
Việt Nam là quốc gia theo thể chế chính trị cộng sản vô thần. Theo số liệu thống kê của chính phủ, Việt Nam có sáu tôn giáo lớn là: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, và toàn thể tín đồ các tôn giáo chiếm 27% dân số. Điều này có nghĩa là 73% dân số không có tôn giáo. Dữ liệu chính thức này là của "Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 - Tiểu ban Tuyên truyền-Văn hóa". Ấy vậy mà, trên thực tế chúng ta dễ dàng nhận thấy những chuyện mê tín dị đoan, cúng kiếng, vái lạy nhan nhản khắp nơi, kể cả những chiếc xe mang biển số xanh công vụ cũng bon chen tấp nập tới các nơi xin ấn, cầu lộc. Mà thôi, chúng ta không bàn tới các con số ảo diệu của Tiểu Ban Tuyên Truyền Văn Hoá, chúng ta muốn nói tới "chuyện tâm linh" của chính người Công giáo. NGUỒN: https://fb.com/pheroducthang/posts/pfbid02WskfCqkxJNPKZNz15jfaZsvqDt2RDGU2jnZ2Xen8SDHSBK11Nqcnx4J1FsphKvi4l
(về vấn đề thờ cúng...)

Việt Nam là quốc gia theo thể chế chính trị cộng sản vô thần. Theo số liệu thống kê của chính phủ, Việt Nam có sáu tôn giáo lớn là: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, và toàn thể tín đồ các tôn giáo chiếm 27% dân số. Điều này có nghĩa là 73% dân số không có tôn giáo. Dữ liệu chính thức này là của "Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 - Tiểu ban Tuyên truyền-Văn hóa". Ấy vậy mà, trên thực tế chúng ta dễ dàng nhận thấy những chuyện mê tín dị đoan, cúng kiếng, vái lạy nhan nhản khắp nơi, kể cả những chiếc xe mang biển số xanh công vụ cũng bon chen tấp nập tới các nơi xin ấn, cầu lộc. Mà thôi, chúng ta không bàn tới các con số ảo diệu của Tiểu Ban Tuyên Truyền Văn Hoá, chúng ta muốn nói tới "chuyện tâm linh" của chính người Công giáo.

1. Cách đây không lâu, khi tôi đi qua một Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ, tôi thấy một chiếc xe tang mang cờ Thánh Giá đang rải tiền âm phủ tung toé trên lộ trình tiến về nhà thờ. Tôi ghi hình lại và gọi điện hỏi một linh mục đang phụ trách khu vực đó thì được trả lời: "người quá cố là tín hữu Công giáo, vợ của một đảng viên, do vậy toàn bộ tang lễ là do người chồng tổ chức, trừ Thánh Lễ trong nhà thờ ra". Ngoài nhà thờ, họ làm sao cũng được?!

2. Tại một vài xứ đạo giữa lòng Cái Sắn, đám tang bây giờ rất vui: có múa bụng, ảo thuật, với đủ nghi thức chiêu hồn các kiểu, vì con cái bê nguyên dịch vụ Lễ tang trên "Xì phố" về tổ chức cho cha mẹ dưới quê lấy oai. Ngay sát nhà thờ nọ, người nhà Công giáo đặt chén cơm, trái trứng gà rồi thắp hương bên người mới qua đời. Để làm gì? – Ai biết.

3. Từ trước tới nay, trên các nghĩa trang dành cho thai nhi thường có rất nhiều đồ chơi trẻ em, chắc chắn xuất phát từ tình cảm dành cho các bé đáng thương. Hành động để lại món đồ chơi như thể một bông hoa thương nhớ, nhưng rồi sự lạm dụng thường không có điểm dừng và ma quỷ thì rất mưu mẹo. Giờ đây, họ bắt đầu rải bánh kẹo lên các nấm mồ cho các bé cõi âm vui hưởng (!).

4. Thật chẳng hay ho gì khi trên bàn thờ tổ tiên, các tín hữu đặt các món thức ăn mà người quá cố ưa thích khi sinh thời. Không biết người khuất mặt có thể hưởng dùng hay "tức chết đi được"?

Những nghi thức mê tín dị đoan được nguỵ trang khéo léo bằng câu thần chú "chuyện tâm linh, đừng có đùa giỡn". Thế là người nhà hiếu tuân phục răm rắp các chỉ dẫn tào lao mía lao của đơn vị tổ chức tang lễ, hay của những bọn "âm lịch đông lào" cứ hay đi vào đi ra xì xầm đủ chuyện. Và cũng từ đó, các lễ giỗ tế ngu (3 ngày) chung thất (49 ngày), tốt khốc (100 ngày) tiểu tường, đại tường, cứ thế mà xâm nhập vào niềm tin các tín hữu theo kiểu "lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương".

5. Tháng Mân Côi là điểm liên kết tháng cầu siêu vong hồn và tháng các linh hồn, thời gian nhắc nhớ mình thuộc về Đức Mẹ, thuộc về Chúa Kitô. Phải biết mình tin vào Đấng nào để niềm tin chúng ta đừng pha tạp linh tinh. Là tín hữu Công giáo, niềm tin của chúng ta khác hẳn thuyết luân hồi đầu thai thành phật thành người hay thành con vật này con thú nọ. Vì thế, đừng đùa giỡn chuyện tâm linh, thì hãy đừng đem những điều không thuộc niềm tin, trái ngược với niềm tin của mình vào các nghi lễ và sự thực hành đạo Công giáo. Hãy nói như Thánh Phaolô: Tôi biết tôi tin vào ai (2Tm, 1,12).

Lm. Phêrô Nguyễn Đức Thắng

Đăng nhận xét

0Nhận xét
* Xin đừng spam, cám ơn bạn nhiều. Các quản trị viên sẽ kiểm duyệt các bình luận...
Đăng nhận xét (0)
Về đầu trang