Bạn có biết: ngày 4 Tháng Năm là ngày lễ Khăn liệm Turin?

0
Khăn liệm Turin cũng có lễ mừng riêng trong lịch phụng vụ đấy, dù lễ này thường chỉ được cử hành ở một vài nơi trên thế giới. Trong nhiều thế kỷ, Giáo hội đã thiết lập một số lễ khác nhau liên quan các thánh tích trong Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu. Chẳng hạn, Lễ Suy tôn Thánh giá, ngày 14 Tháng 9, liên quan đến việc thánh Helena tìm thấy cây thánh giá thật. Sự kiện này đã từng có một lễ riêng vào ngày 3 Tháng 5, được gọi là "Lễ Tìm thấy Thánh Giá", hiện chỉ được cử hành tại một số địa phương và bởi các cộng đoàn sử dụng Nghi thức Ngoại thường của Sách Lễ Rôma.

Khăn liệm Turin cũng có lễ mừng riêng trong lịch phụng vụ đấy, dù lễ này thường chỉ được cử hành ở một vài nơi trên thế giới.

Trong nhiều thế kỷ, Giáo hội đã thiết lập một số lễ khác nhau liên quan các thánh tích trong Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu.

Chẳng hạn, Lễ Suy tôn Thánh giá, ngày 14 Tháng 9, liên quan đến việc thánh Helena tìm thấy cây thánh giá thật. Sự kiện này đã từng có một lễ riêng vào ngày 3 Tháng 5, được gọi là "Lễ Tìm thấy Thánh Giá", hiện chỉ được cử hành tại một số địa phương và bởi các cộng đoàn sử dụng Nghi thức Ngoại thường của Sách Lễ Rôma.

Trong khi một số người vẫn còn tranh luận liệu Khăn liệm Turin có phải là một hiện vật thực sự được lấy từ mộ của Chúa Giêsu hay không, Giáo hội đã thiết lập một số lễ khác nhau xung quanh "Tấm khăn thánh liệm xác Chúa Kitô".

Bách khoa Toàn thư Công giáo giải thích lịch sử các ngày lễ này bằng các thánh tích tương ứng gắn liền với Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu:
Năm 1206, một trong những tấm khăn liệm (được cho là) dùng cho việc chôn cất Chúa Kitô đã được Otto de La Roche mang đến Besancon, và ngày lễ đón mừng nó (Susceptio) được chỉ định tổ chức vào ngày 11 Tháng 7... Một lễ khác có từ khoảng năm 1495 tại Chambéry, vùng Savoy, để tôn vinh một hiện vật được gọi là "khăn liệm" (sudario) Chúa Kitô. Nó đã hiện diện ở đó từ năm 1432 sau khi được chuyển tới từ Lirey vùng Burgundy, và từ năm 1578 được tôn kính trong nhà nguyện hoàng gia thuộc nhà thờ lớn Turin. Lễ này được mừng vào ngày 4 Tháng 5 liền sau "Lễ Tìm thấy Thánh Giá", và được đức Julius II chấp thuận vào năm 1506; hiện lễ này vẫn được mừng ở Savoy, Piedmont và Sardinia như lễ bổn mạng của hoàng gia Savoy (mừng ngày 4 Tháng 5, bậc Lễ Trọng, có làm tuần bát nhật).

Lễ 4 Tháng 5 này không phải là một ngày lễ phổ quát nên sẽ không xuất hiện trên bất kỳ lịch phụng vụ nào ở Hoa Kỳ.

Niềm tin vào tấm vải liệm


Giáo hội chưa bao giờ khẳng định, phải tin vào tính xác thực của Khăn liệm Turin, dù vậy nhiều người đã được củng cố đức tin của mình nhờ sự hiện diện của tấm khăn này.

Cây viết Mark Armstrong đã có một bài trên Catholic Exchange, trong đó ông trích dẫn cả thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II và đức giáo hoàng Bênêđíctô XVI cùng những quan điểm của họ về Khăn liệm này:
Những người hoài nghi cho rằng Khăn liệm này là một tác phẩm giả mạo khéo léo thời Trung Cổ, tuy nhiên tấm khăn lại được ĐTC Gioan Phaolô II trìu mến coi là "một hình ảnh cho thấy tình yêu của Thiên Chúa cũng như tội lỗi của con người". Mặc dù ĐGH Bênêđíctô, hồi còn là ĐHY Ratzinger, hết sức thận trọng trong việc Giáo hội chấp thuận các cuộc hiện ra hoặc các mặc khải tư, nhưng ngài đã xếp Khăn liệm vào một phạm trù khác, khi đề cập đến nó trong cuốn sách của mình, The Spirit of the Liturgy. ĐTC Bênêđíctô viết: Khăn liệm là "một hình ảnh thực sự bí ẩn, không một nghệ nhân phàm trần nào có thể tạo ra được. Bằng một cách thức nào đó không thể giải thích được, hình ảnh này đã được hằn in trên vải, và được cho là thể hiện khuôn mặt đích thực của Chúa Kitô, là Đấng Chịu Khổ Nạn và là Đấng Phục Sinh."

Tấm Khăn liệm tiếp tục khiến cả thế giới say mê, và ngày 4 Tháng 5 là một ngày đặc biệt thích hợp để nhắc nhớ lại lịch sử bí ẩn của nó.

Philip Kosloski
Hoàng Long (Nhóm Phiên dịch Mai Khôi) chuyển ngữ từ ALETEIA.ORG

Đăng nhận xét

0Nhận xét
* Xin đừng spam, cám ơn bạn nhiều. Các quản trị viên sẽ kiểm duyệt các bình luận...
Đăng nhận xét (0)
Về đầu trang