Người ta thường không mong chờ rằng: một vị giáo hoàng sẽ tái hiện lại toàn cảnh lịch sử của chủ nghĩa xã hội cuối thế kỷ 19, tuy nhiên, đức Bênêđíctô XVI đã cung cấp cho chúng ta một nhắc nhở tuyệt vời và cũng rất cần thiết về chủ nghĩa xã hội đã (và đang) là gì, cũng như tại sao nó lại sai lầm. Người ta không thể không ngạc nhiên về năng lực suy tư của đức Bênêđíctô XVI: ngài đã làm rõ vấn đề căn cốt nhưng lại không được các viện nghiên cứu, các học giả bàn tới suốt 100 năm qua.
Hơn nữa, đức Bênêđíctô XVI đã thực hiện điều này vào ngay thời điểm mà chủ nghĩa xã hội, xét như một ý thức hệ, dường như chẳng hề bị suy yếu đi chút nào, mặc cho cộng sản thực nghiệm thì đã phá sản. Ghé thăm các khoa triết và và các khoa sử dụng Anh ngữ, của hầu hết các trường đại học, bạn vẫn sẽ thấy các bậc thức giả vẫn thao thao nói về vinh quang của chủ thuyết xã hội chủ nghĩa. Các sinh viên vẫn được khích lệ để tưởng tượng rằng nó vẫn còn có thể có giá trị.
Liên bang Xô-viết là gì? Chúng ta được cho biết, đây không phải là chủ nghĩa xã hội thực thụ. Vậy còn chủ nghĩa Phát-xít – đây là từ tiếng Đức để chỉ chủ nghĩa cộng sản quốc gia – thì sao? Ồ, đó cũng không phải là chủ nghĩa xã hội. Thế thì sự bần cùng hóa từ từ trong các quốc gia đã từng giàu có, khi được cầm quyền bởi các chính phủ dân chủ xã hội là gì? Sự thất bại của chủ nghĩa xã hội tiểu hạn (micro-socialism) ở Mỹ, là nơi toàn bộ các công xã phải sống nhờ vào trợ cấp chính phủ, và bị xem là một sự lệch lạc xã hội đáng lo ngại, thì sao? Họ nói rằng, đây cũng không phải là chủ nghĩa xã hội.
Phần lớn các đại học Mỹ không nhìn ra sự thật. Cũng vậy đối với khá đông các nhân vật thuộc giới giáo sĩ ở cả Mỹ và Châu Âu, những người vẫn giữ cho mình thứ cảm giác rằng, chủ nghĩa xã hội là hiện thân của lý tưởng Tin Mừng chưa được thí điểm. Người ta có thể hoài nghi rằng, toàn bộ lịch sử thế kỷ 20 đã trôi qua và qua quãng thời gian lịch sử ấy, các vị ấy đã chẳng rút ra, chẳng học được gì từ sự nghèo đói, chế độ chuyên quyền, và vô vàn đau khổ xuất phát từ ý thực hệ xã hội chủ nghĩa.
Đức Bênêđíctô XVI thì không như thế. Ngài muốn có lời bàn về nó. Và những gì ngài bàn thì xác hợp hoàn toàn với thông điệp của ngài về đức cậy. Chúng ta tìm thấy niềm hy vọng của mình nơi ơn cứu độ do bởi Thiên Chúa hay từ một sự chuyển biến mang tính vật chất nào đó?
Những đoạn văn này xuất hiện trong thông điệp tuyệt vời Spe Salvi (“nhờ trông cậy mà chúng ta được cứu thoát”) của ngài. Đức Bênêđíctô XVI tập trung vào nhân đức trọng tâm này của Kitô giáo và xác định rõ niềm hy vọng cũng như ơn cứu độ là gì và không phải là gì.
Trong lịch sử, đã có nhiều nhà tư tưởng nghĩ mình có thể cứu rỗi thế giới – nhưng rốt cuộc, là lại tạo ra một địa ngục trần gian. Đức Bênêđíctô kể những nhà chủ nghĩa xã hội vào số đó, và Karl Marx là một điển hình cụ thể. Đây là một nhà trí thức đã tưởng tượng rằng ơn cứu độ có thể có mà không nhờ Thiên Chúa, và rằng có thể tạo ra một điều gì đó gần giống Nước Thiên Chúa trên trần gian bằng việc điều chỉnh các điều kiện vật chất của con người.
Lịch sử, theo quan điểm của Marx, không gì khác hơn, chính là những sự va chạm và xoay vần của các lực vật chất này. Chẳng có thứ gì gọi là bản tính cố định của con người. Chắc chắn là không có Thiên Chúa, Đấng là tác giả của lịch sử. Chẳng hề có những chủ đề cố định liên quan đến các giới hạn luân lý, đạo đức. Đúng hơn, tất cả chúng ta chỉ đơn thuần bị chi phối bởi các lực to lớn và vô ngã. Tuy nhiên, việc chế ngự các lực này nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, chúng ta có thể biến các lực này thành lợi thế của mình, miễn là chúng ta làm đúng cách.
Vậy thì những bước đó là gì, theo quan điểm của Marx? Các tầng lớp lao động bị áp bức phải đứng lên giành lại những gì vốn thuộc về họ từ tay các tầng lớp tư sản bóc lột. Hãy gọi nó là bọn ăn cắp, nếu bạn thích – mấu chốt ở đây là giành được quyền kiểm soát các lực lượng sản xuất của xã hội. Đây là lúc, lịch sử được quyết định, lịch sử bước vào một ngã rẽ, Marx nói; chúng ta chỉ cần mạnh tay, quyết liệt, thô bạo làm tới, đẩy tới theo một hướng thích hợp, là sẽ được hưởng thứ hạnh phúc mang tên xã hội chủ nghĩa. Và điều này sẽ được thực hiện như thế nào? Vâng, Marx chưa hề suy nghĩ thấu đáo về điều này. Tại sao lại như thế? Thưa, chính các lực to lớn và vô ngã của lịch sử sẽ tìm ra. Và việc duy nhất mà Marx có thể làm là mô tả những sự kiện vĩ đại dẫn đến các điều kiện cách mạng. Cái gì sẽ diễn ra sau đó không thực sự là vấn đề thuộc khoa duy vật; chúng ta chỉ còn biết lấy niềm tin ra mà chấp nhận rằng, hy vọng là bằng cách nào đó, ở nơi nào đó, vào một lúc nào đó, sẽ bắt đầu bừng sáng chủ nghĩa xã hội.
Như thế chẳng quái dị lắm sao? Xin thưa, thực ra điều này không quá lạ thường. Vì nếu tìm hiểu thế giới cổ đại, chúng ta thấy rằng nhiều bậc thức giả vĩ đại cũng đã từng nghĩ tưởng rằng, sẽ đến lúc các vấn đề kinh tế – sự đói nghèo, quyền sở hữu, sự tính toán, tiền bạc – sẽ biến mất và một xã hội không tưởng sẽ xuất hiện. Bạn có thể nói rằng, đây là sự khát mong Vườn Địa Đàng, nhưng người ta đã quên một sự thật then chốt là: bản tính con người sẽ vẫn mãi như nó đã từng là. Sẽ luôn luôn cần phải làm cái việc vốn vượt quá bản tính nhân phàm. Vấn đề kinh tế chính trị chẳng đơn giản một chút nào. Chỉ tuyên bố rằng, thế giới mới sẽ xuất hiện cách kỳ diệu, chắc chắn sẽ đặt ra, sẽ dẫn đến các vấn đề sống còn, chẳng hạn, chúng ta sẽ ăn, mặc, và ở thế nào.
Đức Bênêđíctô XVI tổng kết vấn đề một cách gọn gẽ như sau:
Chủ nghĩa xã hội chưa hề bao giờ có một hoạch định cho thế giới thời hậu cách mạng. Ngay khi các nhà kinh tế nhận ra lỗi trọng yếu này, họ hiểu thấu được nó và chỉ ra rằng, chủ nghĩa xã hội không hề có bất kỳ hệ thống dự trù nào, để giải quyết vấn đề kinh tế mang tính sống còn trong việc việc phân phối các nguồn lực khan hiếm đang khi các nhu cầu thì vô hạn, và chắc chắn là không có hệ thống nào để tạo ra những nguồn tài sản mới vốn cần thiết để nuôi sống một dân số đang tăng lên.
Dù sao thì cách mạng cũng đã xảy ra:
“Những tàn phá kinh hoàng” được nói đến ở đây ám chỉ tới cuộc chiến đã xảy ra ngay sau cuộc cách mạng. Hàng triệu người đã chết trong nạn đói và các cuộc thảm sát tập thể. Mọi thứ trở nên rõ ràng, và Lênin đã phải rút lui, vì sợ rằng chẳng còn lại người nào để mà lãnh đạo nữa. Việc ông đã làm – vừa kịp lúc, cùng với Chính Sách Kinh Tế Mới. Nhưng nền độc tài vẫn tiếp tục. Sự đói nghèo nếu so với các các quốc gia tư bản, cũng tiếp diễn như vậy.
Vậy tại sao Marx không hề mô tả một lời về cách thức hoạt động của chủ nghĩa xã hội?
Và vì thế, đức Bênêđíctô XVI đã đặt các vấn đề kinh tế vào đúng góc nhìn để xem xét nó: vấn đề thực tế này cần phải được đặt để trong một khung nền, một khuôn khổ là một nền luân lý lành mạnh và sự hiểu biết bản tính con người. Chủ nghĩa xã hội thất bại vì một lý do rõ ràng và thực tế: Nó không có phương thức cho việc định giá các nhân tố sản xuất để làm cho việc lượng giá kinh tế khả thi. Giá cả có được do việc trao qua bán lại tài sản tư hữu, và đây lại chính là điều mà chủ nghĩa xã hội gạt phăng qua một bên.
Dầu vậy, vấn đề luân lý nơi chủ nghĩa xã hội thậm chí còn rõ ràng nữa: Nó đề cao việc ăn cướp như thể đó là một việc hợp với luân thường đạo lý, và không thèm đếm xỉa gì đến quyền tự do của con người.
Hy vọng rằng mỗi Kitô hữu quan tâm đến các vấn đề kinh tế sẽ đọc thông điệp này. Vài người đã hiểu ra thông điệp này rồi: Giáo hội Công giáo Venezuela đã hành động chống lại kế hoạch nguy hiểm của Hugo Chavez muốn quốc hữu hóa và quốc doanh hóa đời sống kinh tế. Một ngày nào đó, thế giới cuối cùng sẽ học được những bài học mà lịch sử của chủ nghĩa xã hội đã dạy. Và lúc này đây, đức Bênêđíctô XVI tỏ ra ngài là một thầy dạy tuyệt vời.
LIÊN QUAN:
✔️ Số phận các lãnh tụ của đảng Mácxít-Lêninít — những người hiến dâng cuộc đời cho đảng & chết vì đầu sỏ của đảng
Lm. Robert A. Sirico
Chuyển ngữ: Nhóm Phiên dịch Mai Khôi
http://www.crisismagazine.com
Bài từ Nhóm Phiên dịch Mai Khôi: