Muốn học sinh đi học lại ngay ư? Họ là ai? Phụ huynh, giáo viên hay chủ trường?

Trong khi xem xét, tiếp nhận ý kiến của ai đó về các vấn đề xã hội, việc điềm tĩnh suy xét xem họ nói điều đó từ lập trường (chỗ đứng) nào, trong tư cách nào là rất quan trọng. Nó giúp người đọc, người tiếp nhận thông tin "giải mã" được động cơ, thông điệp, luận cứ và các ẩn ý của người nói. Ví dụ, khi một người lên báo nói về chuyện nên cho học sinh nghỉ học hay tiếp tục học ngay trong mùa dịch thì ta phải lưu ý xem người đó nói ở vị trí, tư cách nào. Họ nói từ lập trường của phụ huynh, giáo viên hay chủ trường? Source: fb.com/permalink.php?story_fbid=1049563448755729&id=100011062518050

Trong khi xem xét, tiếp nhận ý kiến của ai đó về các vấn đề xã hội, việc điềm tĩnh suy xét xem họ nói điều đó từ lập trường (chỗ đứng) nào, trong tư cách nào là rất quan trọng. Nó giúp người đọc, người tiếp nhận thông tin "giải mã" được động cơ, thông điệp, luận cứ và các ẩn ý của người nói.

Ví dụ, khi một người lên báo nói về chuyện nên cho học sinh nghỉ học hay tiếp tục học ngay trong mùa dịch thì ta phải lưu ý xem người đó nói ở vị trí, tư cách nào.

Họ nói từ lập trường của phụ huynh, giáo viên hay chủ trường?

Quan hệ lợi ích giữa luận điểm đó và vị trí của họ?

Việc phát biểu để nhấn mạnh, bảo vệ lợi ích mình có liên quan là lẽ rất thường của con người.

Tuy nhiên, việc đảm bảo cho tất cả đều được nói từ các vị trí, lập trường khác nhau để công luận xem xét, người đọc rút ra thông tin hữu ích và ra phán đoán của riêng mình rất quan trọng.

Thông qua sự va chạm đa chiều đó, các lợi ích sẽ được tôn trọng, sắp xếp hợp lý ở mức tối đa có thể.

Vì thế, việc tìm hiểu "thân thế, sự nghiệp", vị trí hiện tại của người đang phát biểu xem có mối quan hệ gì với điều anh ta/chị ta phát biểu sẽ giúp người ta hiểu rõ nhiều điều.

Chẳng hạn, trước kia tôi ngạc nhiên sao tự nhiên có người lại ủng hộ nhiệt thành chương trình giáo dục của bộ thế dù không thấy thường ngày viết về vấn đề này. Tôi đi tìm hiểu và phát hiện ra người đó là tác giả SGK của Bộ.

Dễ hiểu.

Nên nếu hiểu rồi thì các bạn sẽ không ngạc nhiên chuyện ồn ào trên báo tuần qua.

p.s. Nhớ có lần đi dịch cho luật sư Nhật bảo vệ một nghi can người Việt bị tình nghi ăn cắp mĩ phẩm ở hiệu thuốc. Khi tiếp xúc luật sư, cậu ta rất cảnh giác và e ngại. Luật sư thông qua tôi (phiên dịch) có giải thích "Tôi là luật sư. Lập trường của tôi là bảo vệ tối đa anh trên cơ sở pháp lý nó khác với lập trường của cảnh sát là làm sao có thể kết tội anh tối đa".

Nguyễn Quốc Vương
👀 Cần tỉnh táo trước các luận điệu của nhóm lợi ích đề nghị mở trường lại

Bộc lộ bản chất trong bài viết có vẻ phân tích này nọ là ý này:

“Hệ thống giáo dục tư thục sẽ tồn tại như thế nào sau cú sốc? Ai sẽ trả lương cho thầy cô không đi dạy, đặc biệt khi họ làm trong khu vực giáo dục tư? Các gia đình người nước ngoài có con đi học sẽ phản ứng thế nào khi con họ không được đi học trong thời gian dài?" (Đối tượng trả nhiều tiền cho trường tư quốc tế!)

Với một người mà đã (& chắc vẫn đang) thuộc nhóm những người làm công việc kiểu như: tư vấn đầu tư giáo dục vì lợi nhuận, mục tiêu lợi nhuận trên hết, "dìm hàng các trường đối thủ", rồi thâu tóm những trường tư đơn độc - yếu thế, về cho các trường hệ thống trường tư thục do các đại gia với sự chống lưng của các quan tham, là sân sau của các nhóm lợi ích... thì các bạn tự đánh giá xem động cơ thái độ của họ có khách quan không nhé.

Rồi bọn họ đã, đang và sẽ tiếp tục chạy truyền thông tưng bừng trên báo chí và MXH, tuyên truyền cổ vũ cho việc đi học để họ có thể tiếp tục thu học phí sinh viên-học sinh, những ng mà với họ chỉ được nhận diện là "nguồn thu học phí" để "giúp trường tư tồn tại", giúp họ có lợi nhuận, chứ không phải là "sinh mạng thế hệ trẻ". Với họ, họ quan tâm việc đi học hay nghỉ của HSSV chỉ ở góc độ "dòng tiền tiếp tục chảy vào tài khoản hay tạm ngưng", họ không quan tâm ở góc độ "sinh viên-học sinh đi học trong thời gian này thì an toàn sinh mạng hay không?"

Anh này, trong bài viết, làm ra vẻ lo lắng khi dẫn dắt để nói rằng HSSV có khi phải nghỉ cả 1 năm học không cần thiết và thành phí hoài 1 năm tuổi trẻ.

Xin thưa, nghỉ học 1 năm không chết ai, nhưng đi học mà toang, mà nhiễm không qua khỏi thì mất luôn cả cuộc đời, chứ không chỉ những năm tháng tuổi trẻ, huống hồ chi chỉ là 1 năm tuổi trẻ!

Ngoài ra, nghỉ 1 năm không đến trường, không có nghĩa là 1 năm không học tập, không học hỏi, chỉ ăn và ngủ! Các nước khác SVHS thường lựa chọn 1 năm gap year, không đến trường chính là để trải nghiệm cuộc sống, làm những thứ mình thích, một cách có ý nghĩa và chủ động.

SVHS cũng đã và nếu chưa thì cần được rèn luyện khả năng tự học, xem học tập là việc suốt đời chứ không chỉ những năm phổ thông, đại học, càng không phải là chuyện 1 học kỳ hay 1 năm học!

Tự hỏi những ng như này đầu tư vào giáo dục, vì mục tiêu lợi nhuận mà can thiệp và hoạt động của các trường, có hiểu mà dạy cho HS SV điều đó không?!


LIÊN QUAN:
✔️ Muốn học sinh đi học lại ngay ư? Họ là ai? Phụ huynh, giáo viên hay chủ trường?
✔️ Đặt cược bằng sinh mạng của con cái người khác
✔️ Thư gửi các bậc phụ huynh mùa dịch COVID-19…
✔️ Tiến sĩ ở Mỹ đấy…
✔️ Vũ Hán và 9 triệu nỗi đau
✔️ Một giảng viên ở Vũ Hán chia sẻ kinh nghiệm giúp cả gia đình khỏi bệnh dịch
✔️ Chủ quan lắm… người Việt ơi!
✔️ Số ca nhiễm được xác nhận vs. số ca nhiễm
✔️ Triệu chứng nhiễm corona qua từng ngày
✔️ Dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng trong “mùa” dịch COVID-19 (nCoV)
✔️ Câu chuyện sống chết có số
✔️ Địa ngục trần gian

Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng:
Về đầu trang